Thói quen nuôi dạy "bào mòn sự tự tin" của con mà ba mẹ cần tránh

02:00' 10-06-2020
Ba mẹ nên dừng lại ngay những hành vi này trước khi con trở nên yếu đuối đến mức không thể cứu vãn nổi.


    Nuôi dạy một đứa trẻ có tinh thần mạnh mẽ không có nghĩa là con sẽ không khóc khi buồn hay không bao giờ thất bại. Sức mạnh tinh thần sẽ không khiến con bạn tránh được mọi khó khăn, cũng không khiến con kìm nén được mọi cảm xúc tiêu cực.

    Trên thực tế, sức mạnh tinh thần là điều giúp con đứng lên từ những thất bại của mình. Nó mang lại cho con sức mạnh để tiếp tục, ngay cả khi con đang nghi ngờ bản thân. Một tinh thần mạnh mẽ là chìa khóa giúp con phát huy được tiềm năng và trở nên thành công rực rỡ trong cuộc sống sau này.

    Muốn nuôi dạy một đứa trẻ có sự tự tin và tinh thần mạnh mẽ đòi hỏi bố mẹ phải từ bỏ những thói quen nuôi dạy con tiêu cực hàng ngày. Bài viết này sẽ chỉ ra những thói quen nuôi dạy "bào mòn sự tự tin" của con mà bố mẹ cần tránh: 

    1. Đổ tội cho người khác khi con làm sai

    Khi con thua cuộc trong một trò chơi hoặc thất bại trong một việc nào đó, bố mẹ có xu hướng biến con thành nạn nhân khi đổ tội cho ai đó hay một điều gì khác. Sự bất công, thất bại và lời từ chối là một phần của cuộc sống mà con phải chấp nhận, con không thể đổ tội cho ai đó mà phải tự mình vượt qua.

    Thay vì đổ tội, bố mẹ hãy dạy con rằng dù hoàn cảnh có khó khăn hay bất công đến đâu vẫn luôn có hành động tích cực và những điều tốt đẹp đến sau đó.

    Thói quen gây hại cho mọi đứa trẻ mà bố mẹ nào cũng từng mắc phải, thậm chí còn làm hàng ngày vì nghĩ đó là thương con - Ảnh 1.

    2. Ép buộc còn làm vì trách nhiệm của mình

    Khi con là anh chị lớn trong nhà, bố mẹ muốn ép con làm điều gì đó cho em thường nói “Con là anh/chị mà, con phải giúp em chứ.” Trên thực tế đôi lúc bọn trẻ sẽ muốn giúp vì chúng yêu thương em chứ không phải chỉ vì chúng là anh chị. Nhưng những câu nói như trên sẽ tạo ra cho con tâm lý bị ép phải làm vì trách nhiệm, không biết cách từ chối những lời đề nghị như “Cậu là bạn tớ mà, phải giúp tớ chứ” khi bạn bè đề nghị con làm việc xấu.

    Hãy cho con thấy rằng mặc dù đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy có lỗi khi không thể giúp ai đó, nhưng con sẽ không cho phép những cảm xúc khó chịu đó cản trở những quyết định sáng suốt của chính con. 

    3. Biến con thành trung tâm của vũ trụ

    Nếu bố mẹ khiến cho cho toàn bộ cuộc sống của mình xoay quanh con, chúng sẽ lớn lên với suy nghĩ rằng mọi người lúc nào cũng phải phục vụ chúng. Và theo lẽ tự nhiên, những đứa trẻ đó khi lớn lên sẽ có nguy cơ bị đào thải nhanh hơn trong một cộng đồng vì tính cách của mình.

    Bố mẹ nên dạy con bạn tập trung vào những gì chúng phải cung cấp cho mọi người, hơn là những gì chúng có thể đạt được từ người khác.

    4. Không dám để con đối mặt với thử thách

    Mặc dù việc giữ trẻ trong một môi trường vô cùng an toàn sẽ giúp bố mẹ bớt lo lắng, nhưng việc lúc nào cũng được chơi trong sự an toàn sẽ khiến con hiểu rằng phải luôn luôn tránh nỗi sợ hãi.

    Để cho con được thấy rằng cách tốt nhất để chinh phục nỗi sợ hãi là đối mặt với nó. Từ đó mẹ sẽ nuôi dạy thành công những người can đảm, sẵn sàng bước ra ngoài vùng thoải mái của chúng.

    Thói quen gây hại cho mọi đứa trẻ mà bố mẹ nào cũng từng mắc phải, thậm chí còn làm hàng ngày vì nghĩ đó là thương con - Ảnh 2.

    Để cho con được thấy rằng cách tốt nhất để chinh phục nỗi sợ hãi là đối mặt với nó.

    5. Trao quá nhiều quyền lực cho con

    Để con ra lệnh cho những gì cả nhà sẽ ăn vào bữa tối hoặc nơi gia đình đi nghỉ thường mang lại cho con nhiều quyền lực hơn chúng đáng được hưởng. Luôn đối xử với con như một ông chủ nhỏ sẽ thực sự cướp đi sự mạnh tinh thần của con khi chúng lớn lên. 

    Hãy cho con cơ hội được thực hiện những yêu cầu từ mọi người, học cách lắng nghe những điều chúng không muốn nghe và làm những việc chúng không muốn làm. Chỉ để con đưa ra những lựa chọn đơn giản trong khả năng quyền hạn của con.

    6. Mong đợi sự hoàn hảo

    Mong đợi con làm mọi việc trơn tru là một điều tốt, nhưng lúc nào cũng hy vọng con luôn làm mọi việc một cách hoàn hảo sẽ gây tác dụng ngược. Dạy con rằng thất bại là một điều bình thường. Không ai có thể làm tất cả mọi thứ đều hoàn hảo cả. 

    Bố mẹ nên dạy con luôn cố gắng trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân, thay vì giỏi nhất trong mọi thứ. 

    7. Để con tránh né trách nhiệm

    Nếu bố mẹ để con bỏ qua công việc vặt hoặc từ chối những buổi lao động sau giờ học chỉ vì muốn con có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và vui chơi thì đó là quyết định sai lầm.

    Các con hoàn toàn có thể thực hiện những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình mà không gặp bất kỳ trở ngại nào cho sự phát triển. Con học được tinh thần trách nhiệm với gia đình và cộng đồng, điều quan trọng mà con cần để trở thành những người lớn thành công trong tương lai. 

    8. Che chắn cho con khỏi nỗi đau

    Cảm xúc bị tổn thương, buồn bã và lo lắng là một phần của cuộc sống. Để con được trải nghiệm những cảm giác đau đớn đó cho chúng cơ hội để thực hành chịu đựng sự khó chịu.

    Lúc này, bố mẹ chỉ cần mang đến cho con sự hướng dẫn và hỗ trợ mà chúng cần để đối phó với nỗi đau. Những điều này giúp con tự tin vào khả năng xử lý những khó khăn không thể tránh khỏi của cuộc sống sau này.

    9. Sửa chữa mọi lỗi sai cho con

    Sửa bài tập về nhà giúp con con, dặn đi dặn lại để đảm bảo con đã cất giữ cẩn thận bữa trưa của mình. Liên tục nhắc nhở con khi chúng đang làm những việc lặt vặt sẽ không làm bọn trẻ thích thú gì.

    Thỉnh thoảng hãy để con được phép mắc lỗi và chỉ cho chúng cách học hỏi từ những sai lầm đó để con có thể hành động khôn ngoan hơn và trở nên mạnh mẽ hơn.

    Thói quen độc hại “bào mòn sự tự tin” của mọi đứa trẻ mà bố mẹ nào cũng từng mắc phải, thậm chí còn làm hàng ngày vì nghĩ đó là thương con - Ảnh 5.

    Bố mẹ chỉ nên hướng dẫn còn làm bài tập chứ không phải làm hộ bài tập cho con

    10. Không phân biệt được kỷ luật và trừng phạt

    Trừng phạt liên là những việc làm cho những đứa trẻ đau khổ vì hành động sai trái của chúng. Kỷ luật, là việc dạy con cách để có thể làm tốt hơn trong tương lai.

    Đừng áp dụng trừng phạt khi con làm sai, hãy chỉ áp dụng kỷ luật với chúng mà thôi. Nuôi dạy một đứa trẻ tích cực bằng những kỷ luật tích cực chứ không phải bằng những hình thức trừng phạt khiến con tổn thương gấp nhiều lần.

    11. Mua chuộc khi con mè nheo

    Mặc dù nhường nhịn một đứa trẻ rên rỉ hay đáp ứng một điều gì đó cho con sẽ khiến chặng đường làm cha mẹ dễ dàng hơn một chút ngay bây giờ, những những hành động đó sẽ trở thói quen xấu ở trẻ trong thời gian dài.

    Bố mẹ có thể trì hoãn sự hài lòng của con và cho con thấy rằng những điều tốt đẹp chỉ xảy ra khi con đủ cố gắng. Bố mẹ sẽ dạy con đủ mạnh mẽ để kiên trì ngay cả khi con muốn từ bỏ.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Katie Hall MP Parliament of Victoria Vùng: Footscray. Phone: 9689 4283
Xem thêm

Katie Hall - ứng cử viên đảng Lao động mới cho vùng Footscray


Article sourced from AFAMILY.

Original source can be found here: http://afamily.vn/thoi-quen-gay-hai-cho-moi-dua-tre-ma-bo-me-nao-cung-tung-mac-phai-tham-chi-con-lam-hang-ngay-vi-nghi-do-la-thuong-con-20200603151018169.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ