Theo tín ngưỡng Đạo Phật, người ăn chay có được ăn trứng không?

19:00' 22-01-2021
Cùng đi tìm ra lời giải cho câu hỏi này để bạn buông bỏ bớt tâm phát xét về việc người khác có nên ăn gì hay không.


    1. Người ăn chay có được ăn trứng không?

    Ăn chay được biết đến là một nét đặc biệt của tín ngưỡng Đạo Phật nhưng ngày nay nó cũng là phong trào khá phổ biến khi nhiều người muốn ăn chay như là cách để cải thiện sức khỏe của bản thân.

    Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng ăn chay đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và đẩy lùi tới 70% nguy cơ bệnh ung thư. Khẩu phần ăn chay chỉ dựa trên thực vật, các loại rau củ quả, hạt…

    Về phương diện này thì việc ăn trứng trong chế độ ăn chay để đảm bảo đủ dinh dưỡng là điều cần thiết. Đối với những người ăn chay vì mục đích sức khỏe thì trứng là một thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Ăn trứng giúp cho chế độ ăn chay thêm đầy đủ và đa dạng. Thế nhưng về vấn đề những người theo đạo Phật thì việc ăn chay có được ăn trứng không đến nay vẫn là chủ đề gây tranh cãi:

    – Có người bảo vệ quan điểm rằng Phật tử không nên ăn trứng

    Theo đạo Phật thường khuyến khích các Phật tử ăn chay để tránh nghiệp sát sinh, oán nghiệp luân hồi. Để dung dưỡng lòng mình, tạo phúc cho kiếp sau, khi luân hồi, đầu thai sẽ bớt được khổ ải. Chính vì vậy những Phật tử sẽ ăn chay trường, và những tín đồ này tu tại gia sẽ ăn chay 10 ngày trong tháng.

    Theo quan niệm này, trứng gà, trứng vịt có nguồn gốc đến từ sự sống, sinh mạng của gà vịt. Sử dụng trứng gà vịt cho mục đích ăn uống tức là đã phá giới luật sát sinh. Họ cho rằng ăn trứng có phạm tội sát sinh là một trong năm trọng tội của Phật giáo.

    Phật giáo Bắc tông (Đại thừa) chủ trương ăn chay, là vì lòng từ bi và hơn nữa là muốn tránh quả báo oán thù. Không vì mạng sống của mình mà làm tổn thương đến những mạng sống của những con vật khác.

    – Có người lại cho rằng Phật tử vẫn có thể ăn trứng

    Theo đó, họ cho rằng, Phật tử tại gia ăn trứng gà vào những ngày ăn chay là không có gì tội lỗi cả vì trứng gà vốn không có trống. Mà không có trống, tức không có mầm sanh. Không có mầm sanh, thì không giết hại ai cả? Nếu có mầm sanh mà mình giết thì mới là sát sanh.

    Nhưng đối với người tu Tiên, thì cấm kỵ. Vì tu Tiên là họ luyện tập để cho thân thể được nhẹ nhàng. Cho nên, họ không ăn những thức ăn trược uế. Phật giáo Nam tông (Nguyên thủy) không có ăn chay ngày nào.

    Vì thực tế là thời đức Phật tại thế, Ngài cùng các vị đệ tử thời xưa không ăn chay, khi các Ngài đi khất thực các gia đình, ai cúng gì thì họ ăn nấy, không quá đòi hỏi là món gì ăn, món gì không.

    Vì thế, việc ăn chay và tu là hai việc khác nhau, không ép người nào tu thì phải ăn chay hay vì thế mà đi ngược với giáo lý của Đạo Phật.

    Tóm lại, với những người ăn chay do mục đích tôn giáo (chủ yếu là phật giáo) thì cũng tùy thuộc vào tín ngưỡng của người đó, việc ăn trứng hay không phụ thuộc vào vấn đề tâm lý và cái tâm của người tu hành.

    Đức Phật không bắt buộc Phật tử phải ăn cơm chay, cũng không cấm đoán các Tăng Ni ở chùa ăn cơm thịt cá. Ngay từ thời đức Phật còn tại thế, việc ăn uống được cho là tùy thí đắc thụ. Tức là những đệ tử của đức Phật đi khắp muôn nơi chỉ chủ yếu răn dạy mọi người tu tâm, khuyên răn con người tránh xa việc ác, tích cực làm việc thiện.

    Khi đi truyền giáo tới đâu, bà con Phật tử, tín đồ hay người mến mộ hảo tâm thành kính dâng cúng gì thì trân trọng và dùng cái đó, không có sự đòi hỏi, phân biệt. Đức Phật chỉ khuyên các Tăng ni Phật tử ăn thức ăn chay để có được tâm tính hiền hòa, thuận lợi cho việc tu hành.

    Còn khi ăn chay thì không còn so đo đúng sai, cứ để tự tâm mình dẫn lối, không quá quan trọng việc ăn gì đến mức tâm bất an bởi tất cả đều từ tâm mà ra, do tâm mà ra.

    2. Thế nào là ăn chay đúng cách theo tâm linh Phật giáo?

    Nguyên lý và đạo lý cốt lõi nhất của Phật giáo là tư bi, người theo Phật, học Phật nhất định phải có tâm từ bi để thoát khỏi tham, sân, si mê khổ, thoát vòng luân hồi sinh tử, phiền não, hướng tới cuộc sống yên bình, tự tại, yêu thương mọi giống loại.

    Con vật cũng như con người, đều có sinh mạng và sinh mạng đều đáng trân quý. Vì thế, Phật giáo khuyến khích ăn chay với ý nghĩa bảo vệ sinh mạng, tránh quả báo xấu, người và vật chung sống hài hòa, yên vui, yêu thương.

    Ăn chay đúng cách trong Phật giáo dành cho sư, tăng, ni và chúng Phật tử. Cách ăn chay ở Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc tông có sự khác biệt về quan điểm. Người theo Phật giáo Bắc tông kiêng ăn thịt động vật, tránh ngũ vị tân (5 loại gia vị hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ – những thực phẩm có chứa chất kích thích).

    Người theo Phật giáo Nam tông vẫn ăn thịt động vật nhưng ăn chay tuân theo nguyên tắc Ngũ tịnh nhục: 1. Không thấy người giết thịt, 2. Không nghe tiếng kêu khóc của con vật bị giết, 3. Không chủ đích giết cho mình ăn, 4. Con vật tự chết, 5. Thịt con thú khác ăn còn thừa.

    Đã ăn chay tức là tâm muốn hướng thiện, muốn sống cuộc sống hiền hòa hơn, an vui hơn. Vì thế, đừng nên kiêu mạn, cho rằng việc ăn chay của mình là hơn người. Ăn chay để tránh nghiệp, kết thiện duyên, không chứng tỏ rằng ta tinh tấn hơn, tu chính đạo hơn.

    Người ăn chay chân tâm không ăn chay giả mặn, không lừa gạt tâm thức chính mình. Theo tuvingaynay.com việc ăn chay theo Phật giáo là xuất phát từ tâm hướng thiện, loại bỏ sát sinh, ăn chay mà gợi ra mặn, đánh lừa vị giác thì không có tác dụng về tâm linh, tinh thần. Cốt lõi nhất của ăn chay là hiểu về ý nghĩa và tin tưởng vào ý nghĩa của nó chứ không phải là hình thức.

    Đức Phật đã nói trong Kinh Pháp Cú: Tâm hay ý chính là đầu mối của mọi sự khổ đau. Trong vấn đề này cũng vậy, khi ăn món chay nhưng ta vẫn nghĩ tới hình ảnh các con vật bị hại trên bàn ăn của mình, để phục vụ cho đồ ăn của mình thì cái tâm này nên xem xét lại.

    Nói chung, nhiều người có quan điểm hoặc sự hiểu biết chưa đúng về các món chay cho nên việc tạo ra các sản phẩm chay bắt chước hình tướng của thực phẩm mặn mà vô tình đã khơi gợi ra cả chút ác tâm của người ăn.

    Ăn chay đúng đạo theo tâm linh Phật giáo thì phải xuất phát từ tâm lành, từ bi không muốn làm hại động vật nhưng đang ăn đậu phụ, bột mì, gia vị, rau củ,… mà lại nghĩ rằng ta đang ăn thịt gà, thịt lợn, thịt chim, thậm chí có cả tiết canh chay… thì đã đi xa giá trị đạo Phật.

    Nguyên lý và đạo lý cốt lõi nhất của Phật giáo là tư bi, người theo Phật, học Phật nhất định phải có tâm từ bi để thoát khỏi tham, sân, si mê khổ, thoát vòng luân hồi sinh tử, phiền não, hướng tới cuộc sống yên bình, tự tại, yêu thương mọi giống loại.

    Đã ăn chay mà còn có cách nhìn tà kiến, không chân thực khi nhìn bột, rau củ, ra đùi gà, cá, thịt,… là điều không nên vì chỉ là biểu hiện của sự mu muội, không thấy được chân tướng của sự vật, điều này hoàn toàn không tốt cho việc tu học chút nào. Vì khi đã tu hành, dù mình ăn bằng bột mà hình hài động vật thì vẫn là sự sân si.

    Cho dù ta nghĩ rằng nó vẫn là một cách làm đúng đắn, nghĩ đến việc hình ảnh các con vật đã bị sát hại nằm trên đĩa để phục vụ cho việc ăn uống của mình là tâm ta đã đi sai hướng. Khi đã có thói quen ăn chay, nên hạn chế sử dụng thực phẩm chay giả mặn, vừa có lợi cho sự tu học, vừa có lợi cho sức khỏe.

    Do vậy mà việc phát sinh ra tâm từ sẽ giúp cho việc ăn chay trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Việc sử dụng thực phẩm chay giả mặn cũng nên chú ý nhìn thấu suốt bản chất thực sự của chúng là làm từ nguyên liệu gì, biết rõ cái đùi gà này làm từ bột, xương này làm bằng cọng sả, với cách nhìn như vậy, ta biết rằng mình đang sử dụng thực phẩm chay, không làm từ thịt của chúng sinh, không gây đau khổ cho chúng sinh.

    Ngày nay, ăn chay không chỉ là một nghi thức tâm linh của đạo Phật mà còn là hình thức dưỡng sinh tốt cho sức khỏe, được nhiều người áp dụng. Việc ăn chay, dù theo mục đích nào cũng nên xuất phát từ sự tự nguyện của bản thân và hướng tới những giá trị tốt đẹp, thiện mỹ.

    Phật chứng là chứng chân tâm, không nhìn vào kiểu cách, ăn chay hay bất kì hình thức nào của Phật giáo đều như vậy. Chúng sinh cần ghi nhớ cách ăn chay đúng cách này để thực hành đúng đạo.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Siêu thị?
Big Sam Market Vùng: Niddrie. Phone: 9366 2237
Xem thêm

chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...


Article sourced from TUVINGAYNAY.

Original source can be found here: https://tuvingaynay.com/nguoi-an-chay-co-duoc-an-trung-khong-neu-lo-an-co-pham-toi-sat-sinh.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ