Tàu vũ trụ TESS của NASA bắt đầu tìm kiếm các hành tinh gần Trái đất
Tàu vũ trụ TESS của NASA.
Sau khi được tên lửa SpaceX đưa lên vũ trụ hồi tháng 4/2018, TESS đã chính thức được đưa vào sử dụng kể từ ngày 25/7. Công việc của TESS là tìm kiếm các hành tinh có thể tồn tại xung quanh những ngôi sao gần Trái đất.
Đó là những hành tinh chỉ cách chúng ta khoảng vài trăm năm ánh sáng. Do khoảng cách tương đối gần, những thiên thể này sáng hơn nhiều so với những ngôi sao ở cách Trái đất hàng nghìn năm ánh sáng.
Kể từ đầu tháng này, những tín hiệu hình ảnh thu được từ TESS sẽ được truyền xuống Trái Đất. Con tàu vũ trụ này sử dụng 4 camera được tích hợp sẵn để ghi lại hình ảnh các hành tinh, từ đó tìm ra những hành tinh mới còn đang ẩn nấp.
TESS mất khoảng 13,7 ngày để bay hết môt vòng quanh Trái đất. Mỗi khi quỹ đạo đủ gần, TESS sẽ truyền tất cả dữ liệu mà nó thu thập được về Trái đất trong khoảng thời gian 16 tiếng đồng hồ. Tàu vũ trụ của NASA sẽ đều đặn thực hiện việc này trong khoảng thời gian ít nhất là 2 năm tới.
Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể hiểu thêm về các hành tinh ngoại lai thông qua những tín hiệu hình ảnh mà TESS thu thập được. Những thông tin này bao gồm việc các hành tinh được tạo ra như thế nào hay có gì tồn tại trong khí quyển của chúng?
các tour châu Á, châu Âu với giá vô cùng rẻ
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2272436