Phòng ngừa bệnh viêm gan B bằng cách nào?
Diễn biến của bệnh viêm gan B thường thầm lặng, ít có biểu hiện triệu chứng, người bệnh thường thấy bản thân khỏe mạnh, vẫn sinh hoạt bình thường. Bệnh viêm gan B có thể xảy ra như là một căn bệnh cấp tính ngắn hạn, hoặc có thể trở thành bệnh mãn tính nếu không được phát hiện sớm và kịp thời.
Nếu bạn vẫn dương tính với siêu vi khuẩn viêm gan B (HBsAg+) sau 6 tháng, bạn được xem là bị nhiễm viêm gan B "mạn tính", có thể kéo dài suốt đời.
Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?
Viêm gan B rất dễ lây lan. Nó lây lan qua tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh và một số chất dịch cơ thể khác. Mặc dù virus có thể được tìm thấy trong nước bọt, nhưng nó không lây lan qua việc dùng chung đồ dùng hoặc hôn. Tuy nhiên, bạn vẫn bị truyền nhiễm, virus có thể sống bên ngoài cơ thể tới bảy ngày.
1. Viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con
Theo như nhiều nghiên cứu khoa học, có tới 95% tỷ lệ xảy ra sự lây truyền virus viêm gan B từ người mẹ sang con trong quá trình mang thai nếu như không được dự phòng tốt.
Việc người mẹ bị mắc bệnh viêm gan B mạn tính cũng sẽ làm tăng đến 90% nguy cơ đứa trẻ sau khi sinh mắc bệnh. Do đó mà công tác dự phòng, khám chữa tổng thể bà bầu trong thời gian thai kỳ để phòng tránh bệnh là vô cùng quan trọng.
Mẹ đang mang thai có nguy cơ lây viêm gan B cho thai nhi
2. Viêm gan B lây qua đường tình dục
Virus viêm gan B có thể lây nhiễm thông qua tinh dịch của nam giới và dịch âm đạo của nữ giới trong quá trình quan hệ tình dục. Khả năng lây nhiễm đặc biệt tăng cao nếu như một trong hai người có vết thương hở, hoặc trong quá trình quan hệ tình dục gây tổn thương da. Vì khi đó dịch cơ thể từ người mắc bệnh sẽ nhiễm sang cho người khỏe mạnh thông qua các vết thương hở đó.
Virus viêm gan B có thể lây qua đường tình dục
3. Lây truyền qua việc dùng chung kim tiêm, dụng cụ pha chế thuốc
Việc sử dụng chung bơm kim tiêm, dụng cụ pha chế thuốc với những người đang mắc bệnh sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B trở nên cao hơn. Đặc biệt với những người sử dụng ma túy, hoặc là với những phòng khám tái sử dụng bơm kim tiêm có thể gây nguy hại cho những người khác.
4. Viêm gan B lây truyền qua đường máu
Máu là con đường truyền nhiễm virus viêm gan B cực kỳ hiệu quả. Vậy nên những việc như tiếp xúc với máu của người mắc bệnh hoặc tiếp xúc với vết lở loét, nhiễm máu của người bệnh thông qua phẫu thuật hoặc nha khoa,... đều có khả năng khiến bạn bị mắc virus viêm gan B.
5. Lây truyền qua việc dùng chung vật dụng của người mắc bệnh
Sử dụng chung các vật dụng của người mắc bệnh như bàn chải đánh răng, khăn mặt, dao cạo râu hoàn toàn có thể khiến bạn bị lây nhiễm. Khả năng bị nhiễm bệnh sẽ càng tăng cao nếu như bạn đang bị vết thương hở, sẽ dễ dàng nhiễm dịch cơ thể của người mắc bệnh thông qua những vật dụng dùng chung.
Dùng chung vật dụng với người bệnh làm tăng nguy cơ mắc virus
Phòng ngừa bệnh viêm gan B bằng cách nào?
Tiêm vacxin chính là cách phòng ngừa bệnh viêm gan B hiệu quả nhất hiện nay. Bởi lẽ vacxin viêm gan B sẽ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể chống lại virus viêm gan B hiệu quả hơn. Cơ thể lúc này sẽ xuất hiện kháng thể để phòng ngừa virus và sẽ chống lại những tác động của virus với cơ thể trong hiện tại hay là trong cả tương lai.
Những nhóm đối tượng sau đây được đề nghị là nên tiêm phòng vacxin viêm gan B:
- Tất cả trẻ sơ sinh
- Tất cả trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi chưa được tiêm phòng vacxin
- Những người có nguy cơ bị nhiễm trùng do tiếp xúc, quan hệ tình dục
- Những người tiêm chích ma túy
- Những người sống chung với người bệnh bị viêm gan B
- Những nhân viên y tế thường hay tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của người mắc bệnh.
- Những bệnh nhân hay phải lọc thận, truyền máu, chạy thận trong thời gian dài.
- Những người bị mắc bệnh tiểu đường
- Những người bị mắc virus viêm gan C
- Những người hiện tại đang bị mắc bệnh viêm gan mạn tính
Tất cả trẻ sơ sinh đều phải đi tiêm phòng vắc xin viêm gan B
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan B1.
1. Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không?
Viêm gan B là căn bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu như không được điều trị kịp thời. Khi đó cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng xơ gan, suy gan, hoặc nguy hiểm hơn cả là ung thư gan. Nếu không chữa trị, bệnh sẽ cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe, tính mạng con người.
2. Viêm gan B có lây qua đường hô hấp không?
Virus viêm gan B không lây qua đường bắt tay hay là hô hấp. Trừ khi bạn tiếp xúc với dịch thể của người mắc bệnh thì mới có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
3. Viêm gan B có lây qua đường nước bọt không?
Trong nước bọt của người bệnh thường sẽ có rất ít, thậm chí không có virus viêm gan B. Do đó mà bạn không cần lo lắng viêm gan B lây qua đường ho hoặc hắt hơi. Tuy nhiên trong trường hợp người bệnh có vết thương hở trong miệng khiến cho máu có thể hòa cùng nước bọt, lúc đó nguy cơ bạn bị mắc bệnh sẽ cực kỳ cao.
4. Viêm gan B có chữa khỏi được không?
Bệnh viêm gan B không thể chữa khỏi được hoàn toàn. Tuy nhiên với viêm gan B cấp tính, 95% người khỏe mạnh có thể tự phục hồi sau một thời gian nếu được chăm sóc cẩn thận. Còn đối với viêm gan B mãn tính, chỉ có thể làm giảm đi các ảnh hưởng đến gan và cơ thể chứ không thể điều trị khỏi vĩnh viễn.
6. Tiêm phòng viêm gan B rồi có bị lây không?
Theo như nhiều nghiên cứu, sau khi tiêm vacxin viêm gan B, cơ thể sẽ tạo ra được kháng thể phòng chống virus kéo dài suốt 10 đến 20 năm. Sau thời gian đó thì hiệu quả của kháng thể sẽ giảm dần qua thời gian, tức là bạn vẫn sẽ có khả năng tái nhiễm viêm gan B. Do vậy mà các bác sĩ khuyên chúng ta nên đi tiêm nhắc lại vacxin viêm gan B sau từ 5 đến 10 năm để luôn đảm bảo kháng thể chống virus luôn dồi dào.
Đêm hội đua chó Melbourne Cup, Thứ Sáu 29/11/2019. Vào cửa miễn phí, có bắn pháo bông và cơ hội trúng 1 triệu đô tiền mặt.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/viem-gan-b-co-lay-khong-va-cach-phong-ngua-mac-benh-c131a425022.html