Bà bầu bị chảy máu chân răng nguyên nhân do đâu?

08:00' 13-03-2020
Bỗng dưng bà bầu bị chảy máu chân răng liệu có đáng ngại? Tuy hiện tượng chảy máu chân răng khi mang thai là hoàn toàn bình thường nhưng đây vốn là giai đoạn nhạy cảm nên bất cứ vấn đề gì cũng khiến mẹ bầu lo lắng. 


    Chảy máu chân răng là tình trạng xuất hiện máu ở phần nướu xung quanh chân răng, các mảng bám tích tụ lại dọc theo viền lợi. Những kheo hở giữa răng và nướu vốn là vùng an toàn để vi khuẩn có hại xâm nhập. Mặc dù khi mang thai, các mẹ thường bị khó chịu khắp nơi trên cơ thể nhưng cũng đừng quá chú trọng đến các bộ phận khác mà vô tâm với những thay đổi trên răng miệng nhé. 

    Bà bầu bị chảy máu chân răng nguyên nhân do đâu?

    Chảy máu chân răng khi mang thai chủ yếu là do sự thay đổi bên trong cơ thể như:

    - Sự thay đổi về canxi: Thai nhi thường có nhu cầu về canxi rất cao khiến cho mẹ luôn trong tình trạng bị thiếu canxi làm cho răng trở nên xốp hơn, tăng nguy cơ bị sâu răng.

    - Sự thay đổi về hormone khi mang thai: Thông thường, ở khoảng 8 tuần đầu thai kỳ, lượng hormone proesterone và estrogen tăng nhanh khiến lưu lượng máu tới nướu gia tăng gây nên tình trạng bị viêm nướu. Biếu hiện là chảy máu ở phần nối giữa nướu và chân răng, đau răng… Hiện tượng này sẽ đạt đến “đỉnh điểm” vào tháng 7,8 và dần dần giảm vào tháng thứ 9 thai kỳ.

    ba bau bi chay mau chan rang co dang ngai? - 1
    Chảy máu chân răng khiến nhiều bà bầu mệt mỏi. Ảnh minh họa

    - Sự thay đổi về chế độ dinh dưỡng: Vào giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên bị ốm nghén, thích ăn chua ngọt…nhiều hơn bình thường. Các thức ăn có chứa nhiều thành phần glucose cũng là nguyên nhân gây sâu răng khi mang thai.

    Bà bầu bị chảy máu chân răng có đáng lo ngại?

    Chảy máu chân răng khi mang thai ở bà bầu đôi khi là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh về răng miệng như u nhú thai nghén, viêm nha chu, mòn răng, sâu răng hoặc bệnh về khô miệng, tăng tiết nước bọt…

    - Bệnh u nhú thai nghén: Khoảng 2%-10% thai phụ gặp phải tình trạng này, thường là trong 3 tháng giữa thai kỳ. Phần nướu răng sẽ xuất hiện u màu đỏ, cũng có thể tại vị trí khác trong miệng khiến bị loét hoặc chảy máu chân răng. U nhú thai nghén thường sẽ giảm dần và mất hẳn sau sinh mà không cần điều trị nhưng lại ảnh hưởng đến việc ăn và nhai của thai phụ. Vì thế, thai phụ nên đến khám bác sĩ để được cắt bỏ. 

    - Sâu răng: Chế độ ăn nhiều đường khiến khoảng 25% thai phụ bị sâu răng. Ban đầu, xuất hiện một đốm trắng trên răng, dần dần tiến triển thành lỗ sâu màu nâu. Bà bầu bị sâu răng nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến bị áp xe chân răng hoặc viêm mô tế bào.

    ba bau bi chay mau chan rang co dang ngai? - 3

    Chảy máu chân răng khi mang thai ở bà bầu đôi khi là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh về răng miệng. Ảnh minh họa

    - Bệnh viêm nướu: 60%-70% bà bầu gặp phải tình trạng này từ tháng thứ 2 thai kỳ và nhiều nhất là tháng thứ 8 thai kỳ. Biểu hiện chủ yếu là nướu sưng nề, đỏ, dễ bị chảy máu, đặc biệt là khi bị đụng chạm bởi bàn chải đánh răng. Một số trường hợp bị chảy máu răng khi đánh răng có thể là do phần chân răng đã bị lộ từ trường. Lúc này, những tác động cơ học cùng rối loạn tuần hoàn khi mang thai khiến trở nên trầm trọng hơn. 

    - Bệnh viêm nha chu: Nặng hơn viêm nướu dẫn đến răng bị lung lay và rụng do sự phá hủy các cấu trúc nâng đỡ xung quanh răng. Ngoài ra, những chất tiết ra trong quá trình bị viêm có thể ảnh hưởng đến thai nhi do sự hạn chế dòng máu cung ứng đến bào thai. Do vậy, thai phụ cần phải có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ. 

    - Mòn răng: Nhiều thai phụ bị ốm nghén, nôn ói thai kỳ khiên răng bị mòn do dịch axit trong dạ dày trào ra gây phá hủy men răng và làm chảy máu. Vì thế, nếu muốn hạn chế, bà bầu nên đánh răng, xúc miệng sau khi nôn ói. 

    Cách khắc phục tình trạng bị chảy máu chân răng khi mang thai 

    Nếu bà bầu bị chảy máu chân răng đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh xử lý. Một số nguyên liệu tại nhà có thể dùng để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai rất lành tính, dễ tìm và có ngay tại nhà như:

    Sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng 

    Nước muối có tác dụng chính là sát trùng vết thương, giải độc cơ thể, làm sạch kẽ răng…nên thường được dùng để súc miệng hàng ngày. 

    Cách làm: Mua nước muối sinh lý tại các nhà thuốc và ngậm súc miệng, ngày khoảng 2-3 lần. 

    ba bau bi chay mau chan rang co dang ngai? - 4

    Nếu thường xuyên bị chảy máu chân răng, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay. Ảnh minh họa

    Sử dụng trà xanh 

    Đặc tính của trà xanh là giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể và phá hủy rất tốt những mảng bám vi khuẩn trên răng, ngăn ngừa và giảm tình trạng chảy máu chân răng. Mùi trà xanh có hương thơm dịu nhẹ còn khiến bà bầu cảm thấy rất sảng khoái. 

    Cách làm: Trà xanh nấu nước loãng, pha cùng 1 thìa mật ong, khuấy đều trong 2 phút và súc miệng hàng ngày. 

    Sử dụng mật ong 

    Công dụng chính của mật ong là kháng khuẩn, điều trị nhiễm trùng và làm lành vết thương. Do vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể dùng mật ong để hạn chế chảy máu chân răng. 

    Cách làm: Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ xong, dùng tăm bông chấm mật ong rồi thoa lên vùng nướu răng đang bị chảy máu, ngậm trong khoảng 2-3 phút rồi súc miệng để làm sạch vùng nướu răng. 

    Ngoài ra, với những bà bầu bị chảy máu chân răng cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, hạn chế ăn đồ chua ngọt, luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ và hãy đến khám bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng bất thường.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/mang-thai/ba-bau-bi-chay-mau-chan-rang-co-dang-ngai-c383a424811.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ