Nước quan trọng với cơ thể như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu uống thiếu hay thừa nước?
Nước quan trọng với cơ thể thế nào?
Nước ở khắp nơi trên thế giới và trong mỗi tế bào của chúng ta. Tùy thuộc vào các yếu tố như nơi sống, chỉ số chất béo trong cơ thể, độ tuổi và giới tính, trung bình một người chứa 55 tới 60% là nước. Khi chào đời, trẻ sơ sinh có tới 75% là nước và có thể bơi như cá. Lượng nước này giảm còn 65% trước năm một tuổi. Vậy nước có vai trò gì trong cơ thể và chúng ta thực sự cần uống bao nhiêu nước?
Nước trong cơ thể giúp tạo lớp đệm và bôi trơn các khớp, điều hòa nhiệt độ, nuôi dưỡng não và tủy sống. Nước không chỉ ở trong máu. Não và tim người trưởng thành có ¾ là nước. Mức này gần bằng lượng nước trong một quả chuối. Phổi thì giống quả táo hơn, với 83% là nước. Ngay cả bộ phận khô như xương cũng chứa tới 31% là nước.
Nếu cơ thể chúng ta về cơ bản được tạo thành từ nước và bao quanh bởi nước, tại sao ta vẫn cần uống nhiều nước tới vậy?
Tại sao chúng ta cần uống đủ nước?
Mỗi ngày chúng ta mất 2-3 lít nước qua mồ hôi, đi tiêu và đi tiểu hay chỉ là thở. Bởi các chức năng này cần thiết cho hoạt động sống, chúng ta cần bù vào lượng chất lỏng bị mất. Cần duy trì mức nước cân bằng để tránh mất nước, hay ngộ độc nước - cả hai đều ảnh hưởng tệ tới sức khỏe tổng thể.
Khi phát hiện mức nước thấp, thụ thể cảm giác ở vùng não vốn điều khiển thân nhiệt và cảm giác đói, khát… sẽ gửi tín hiệu giải phóng hormone chống lợi tiểu, và khi tới thận, nó tạo ra các aquaporin - một kênh đặc biệt cho phép ưu tiên hấp thụ và giữ lại máu hơn là nước, dẫn tới nước tiểu đậm màu và đặc. Bị mất nước nhiều hơn có thể dẫn tới giảm đáng kể mức năng lượng, tâm trạng, độ ẩm của da và huyết áp cũng như có dấu hiệu suy giảm nhận thức. Một bộ não thiếu nước sẽ phải làm việc vất vả hơn để hoàn thành cùng một khối lượng công việc so với não khi bình thường, và nó thậm chí còn co lại tạm thời vì thiếu nước.
Ngộ độc nước, hay còn gọi là nhiễm độc nước, là sự gián đoạn chức năng não do uống quá nhiều nước trong khoảng thời gian ngắn. Các vận động viên thường là nạn nhân của tình trạng này bởi biến chứng của việc điều chỉnh mức nước trong những điều kiện thể chất khắc nghiệt. Não thừa nước sẽ chậm chạp, thậm chí ngừng việc giải phóng chất này vào máu. Chất điện giải trong cơ thể bị hòa loãng, khiến các tế bào sưng lên.
Trong trường hợp nghiêm trọng, thận không thải kịp, tình trạng nhiễm độc nước sẽ xảy ra, có thể gây đau đầu, nôn và một số trường hợp hiếm gặp còn dẫn tới hôn mê, thậm chí tử vong. Nhưng đó chỉ là trong các tình huống nghiêm trọng. Trong cuộc sống thường nhật, không khó để duy trì cho cơ thể đủ nước khi chúng ta may mắn có nguồn nước sạch.
Uống bao nhiêu nước là đủ?
Lâu nay, chúng ta hay nghe lời khuyên, cần uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày. Thực tế, lượng nước chúng ta cần uống tùy thuộc vào cân nặng và môi trường sống. Lượng khuyên dùng hằng ngày là khoảng 2,5-3,7 lít cho nam và 2-2,7 lít cho nữ, nhiều hay ít tùy thuộc vào tình hình sức khỏe, mức độ hoạt động, độ tuổi hay mức nhiệt.
Ngoài nước, những chất lỏng khác, kể cả chứa cafein như cà phê, trà cũng cung cấp nước tốt. Nước trong các thực phẩm cũng chiếm ⅕ lượng nước bạn nạp hằng ngày. Trái cây và rau như dâu, dưa chuột và súp lơ thậm chí còn chứa tới 90% nước, vừa cấp nước vừa mang tới cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ.
Uống nước đầy đủ cũng mang lại nhiều lợi ích về lâu dài: Nghiên cứu cho thấy cung cấp nước tốt có thể giảm nguy cơ đột quỵ, giúp kiểm soát tiểu đường và có tiềm năng giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư nhất định. Dù sao đi nữa, uống đủ chất lỏng có thể tạo ra nhiều thay đổi về cách bạn suy nghĩ, cảm nhận, thực hiện các chức năng mỗi ngày.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/dieu-gi-xay-ra-voi-co-the-khi-ban-uong-thieu-hay-thua-nuoc-co-mot-hau-qua-it-nguoi-tuong-tuong-duoc-c131a538741.html