Những thói quen lành mạnh giúp kéo dài tuổi thọ, tăng cường cả về thể chất lẫn tinh thần

17:00' 26-09-2024
Bà Suzuko Doi, 98 tuổi và bà Fuku Amakawa, 101 tuổi vẫn có thể làm việc tại nhà hàng mỗi ngày.


    Bà Suzuko Doi, 98 tuổi hiện là một đầu bếp pizza đến từ Nhật Bản. Dù đã gần 100 tuổi nhưng bà vẫn có thể tự mình đi lại mà không cần gậy chống, thậm chí bà vẫn đứng làm việc 4 tiếng mỗi ngày tại nhà hàng mà không gặp bất cứ khó khăn gì liên quan đến sức khỏe của bản thân.

    Một bà cụ người Nhật 101 tuổi khác có tên là Fuku Amakawa, hiện là chủ một tiệm mì truyền thống ở Onishi, thành phố Fujioka, tỉnh Gunma. Dù đã hơn 100 tuổi nhưng trông bà vẫn không hề già đi chút nào, đầu óc vẫn rất minh mẫn, cơ thể luôn tràn đầy năng lượng. Bà thường xuyên trò chuyện với rất nhiều khách hàng khác nhau mỗi khi họ đến của hàng của mình.

    Bà Suzuko Doi, 98 tuổi (bên trái) và bà Fuku Amakawa, 101 tuổi (bên phải) dù đã già nhưng vẫn có thể làm việc tại nhà hàng mỗi ngày.

    Bà Suzuko Doi, 98 tuổi (bên trái) và bà Fuku Amakawa, 101 tuổi (bên phải) dù đã già nhưng vẫn có thể làm việc tại nhà hàng mỗi ngày. 

    Nhìn vào lối sống của 2 bà cụ cao tuổi mà vẫn khỏe mạnh này, không khó để thấy rằng hầu hết họ đều có những thói quen lành mạnh sau giúp kéo dài tuổi thọ và tăng cường thể lực, tinh thần. 

    1. Giảm thời gian ngồi và đi lại sau 30 phút ngồi

    Khi tuổi càng cao, con người ngày càng dễ mệt mỏi, dẫn đến thích ngồi hay nằm nghỉ ngơi nhiều hơn. Hãy cẩn thận vì điều này có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn. Nghiên cứu cho thấy những người trên 60 tuổi ngồi hơn 12 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn 63% so với những người ngồi hơn 9 giờ mỗi ngày.

    Điều này xảy ra là do khi chúng ta ngồi trong thời gian dài, cơ thể và bộ não ít được kích thích và hoạt động. Theo thời gian, khả năng nhận thức và tư duy sẽ ngày càng kém đi. Tốt nhất là bạn chỉ nên ngồi và nghỉ ngơi, hãy đứng dậy và di chuyển xung quanh cứ sau 30 phút ngồi.

    Ngồi quá nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe, nên đứng đi lại sau mỗi 30 phút ngồi. (Ảnh minh họa)

    Ngồi quá nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe, nên đứng đi lại sau mỗi 30 phút ngồi. (Ảnh minh họa)

    2. Tăng cường vận động để củng cố xương và xây dựng cơ bắp

    Bà Suzuko Doi và bà Fuku Amakawa dù không đề cập đến việc có thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hay không nhưng với tính chất công việc của cả hai, họ thường xuyên phải đi lại nhiều trong bếp, tay chân làm việc không ngừng nghỉ, đó chính là một hình thức vận động. 

    Tích cực vận động có thể giúp xương chắc khỏe, tăng khối lượng cơ bắp, đồng thời còn có thể giúp duy trì cảm xúc tích cực và giảm bớt căng thẳng. Không nhất thiết phải tập thể dục mới được tính là vận động, làm các công việc nhà hàng ngày như đi chợ, nấu cơm, làm vườn,... cũng có hiệu quả không kém. 

    Việc vận động đều đặn mỗi ngày cũng có thể cải thiện lưu thông máu, duy trì sự linh hoạt của khớp, rèn luyện sức mạnh và tăng cường cơ bắp.

    Việc tập thể dục đều đặn hàng ngày đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

    Việc tập thể dục đều đặn hàng ngày đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

    3. Tăng tương tác xã hội để tăng cơ hội sử dụng trí não và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ

    Cho dù là ra ngoài tham gia các hoạt động xã hội, đi chơi với hàng xóm hay đi làm thì đó cũng là một cách tốt nhất để người cao tuổi tăng cường sức khỏe trí não. 

    Toshiro Iwase, bác sĩ tâm thần người Nhật chuyên về trị liệu chức năng nhận thức, đã chỉ ra rằng những cuộc trò chuyện hàng ngày không chỉ là cử động miệng bình thường. Trên thực tế, chúng ta cần sử dụng bộ não để hiểu nội dung người khác đang nói, đọc cảm xúc, sau đó cử động miệng và lưỡi để tạo ra âm thanh. Vì vậy, chỉ mỗi nói chuyện cũng giúp chúng ta rèn luyện nhiều vùng quan trọng khác nhau của não, từ đó ngăn ngừa lão hóa não và sự xuất hiện của chứng mất trí nhớ.

    Dù bạn già hay trẻ cũng nên tăng cường tương tác xã hội, trò chuyện, giao lưu với mọi người để trí não không bị trì trệ. (Ảnh minh họa)

    Dù bạn già hay trẻ cũng nên tăng cường tương tác xã hội, trò chuyện, giao lưu với mọi người để trí não không bị trì trệ. (Ảnh minh họa)

    4. Tăng cường tìm tòi, khám phá và có sở thích riêng

    Theo dữ liệu từ Trung tâm nghiên cứu y học trường thọ Nhật Bản, một nghiên cứu cho thấy một người 75 tuổi luôn cảm thấy tò mò và thích thử những trải nghiệm mới sẽ duy trì chỉ số IQ tương đối cao, trong khi người không có tính tò mò sẽ có chỉ số IQ thấp hơn.

    Đừng để tuổi tác của bạn hạn chế khả năng tìm kiếm những sở thích mới. Bạn có thể vẽ tranh, đọc sách, đi khám phá các khu phố, con đường mới. Nếu có thời gian rảnh rỗi, bạn cũng có thể trở thành một nông dân trồng rau với một khu vườn nhỏ. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt xung quanh bạn và thử nuôi dưỡng những sở thích mới.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Nhà hàng?
Crystal Jade Vùng: Melbourne. Phone: 9639 2633
Xem thêm

ẩm thực đồ biển Trung Hoa ngon nhất vùng Melbourne


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/cu-ba-100-tuoi-van-lam-dau-bep-dung-nau-4-tieng-ngay-khong-met-nho-bi-quyet-1-giam-3-tang-giup-khoe-tu-chan-den-dau-c131a609556.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ