Những giá trị Netflix và TikTok đem tới cho cuộc sống có đáng kể hay không?

13:47' 28-01-2020
Martin Scorsese gần đây đã kêu gọi khán giả không nên xem bộ phim mới của ông trên điện thoại. Điện thoại, TV và các trò chơi liên tục giành giật sự chú ý của chúng ta, nhưng liệu những giá trị chúng đem tới cho cuộc sống có đáng kể hay không?


    Nhà thơ và nhà văn tiểu luận người Pháp Paul Valery đã viết vào năm 1928: "Tôi không biết liệu một triết gia có từng mơ về một công ty tham gia vào việc giao những "cảm xúc chân thực" tới tận nhà hay không." Bởi, ông luôn cho rằng: "Thật tuyệt vời khi có thể biến một giờ trống rỗng, một buổi tối tuyệt vời, một ngày chủ nhật bất tận, trở thành một sự mê hoặc, một biểu hiện êm dịu, hay một cuộc phiêu lưu của tinh thần."

    Mang đến những cảm xúc thực tế tới tận nhà hiện đang thu hút nhiều công ty, từ Walt Disney đến Netflix và ByteDance, nền tảng video 15 giây TikTok. Hình ảnh với độ phân giải cao sẽ sớm xuất hiện dưới dạng hình ba chiều hoặc hình ảnh trên kính thực tế ảo. Cho đến nay, hầu hết được hiển thị trên màn hình phẳng lớn và nhỏ - như rạp chiếu phim, TV, máy tính bảng và điện thoại.

    Từ iPhone đến Fortnite

    Có hai khoảnh khắc hằn sâu trong tâm trí tôi trong một thập kỷ chứng kiến "tình yêu mãnh liệt" của con người với màn hình phẳng.

    Một là, sự xuất hiện của Steve Jobs năm 2010 tại một sự kiện của Apple ở California để ra mắt iPad, sản phẩm tiếp theo của ông - thiết bị có ảnh tầm hưởng nhất kể từ sau sự ra đời của TV và iPhone. Màn trình diễn gần như trống trải, ngoại trừ một chiếc ghế sofa da mà Jobs ngồi lên khi trình bày và cầm trên tay thiết bị này.

    Từ Netflix đến TikTok: Tất cả chúng ta đã bị ám ảnh bởi màn hình điện tử như thế nào - Ảnh 1.
     

    Jobs không chỉ đơn thuần là ra mắt một sản phẩm mới; ông đã khắc họa một phong cách sống hoàn toàn mới. Hình thức cơ bản của giải trí gia đình sẽ biến đổi từ việc cả gia đình quây quần xung quanh một chiếc tivi, cho tới mỗi thành viên cầm một chiếc máy tính bảng. Khi họ đưa tay chạm vào những tấm kính đang nhấp nháy, những hình ảnh trên đó sẽ tuân lệnh họ.

    Tuy vậy, cuộc cách mạng của máy tính bảng đã không xảy ra: 10 năm sau, tivi vẫn giữ vị trí đáng tự hào của mình trong hầu hết các căn phòng khách, với độ phân giải và kích cỡ màn hình ngày càng lớn hơn.

    Đối với thế hệ Z, những người đã lãng quên chiếc TV thì máy tính xách tay đa năng được xem như một lựa chọn tốt. Hành khách trên máy bay đôi khi sẽ đặt iPad xuống và ưu tiên các bộ phim đã được tải xuống trước mắt họ. Thay vì thay thế chiếc TV, máy tính bảng đã phải tự bổ sung thêm tính năng cho mình.

    Khoảnh khắc thứ hai là vào tháng 8 năm ngoái, khi xem trên iPhone của tôi livestream của Tyler "Ninja" Blevins, nhà vô địch của trò chơi nhập vai Fortnite, chuyển từ nền tảng phát trực tuyến trò chơi Twitch sang Mixer của Microsoft. Microsoft đã khai thác sự nổi tiếng của Blevins bằng cách cho anh ta chơi trò chơi, với những điệu nhảy ăn mừng kỳ quặc trước những người hâm mộ trên Mixer.

    Một đám đông trực tiếp tập trung tại một studio để cổ vũ anh ta khi anh ta điều hướng một cách trôi chảy các màn thử thách. Trên điện thoại của tôi, tôi đã xem những người này theo dõi anh ta khi anh ta chiến đấu với các đối thủ trên màn hình máy tính, với những dòng bình luận sôi nổi. Một trạng thái quen thuộc của người nổi tiếng - những người mà cho đến hiện nay, chúng ta vẫn không thể hiểu chính xác công việc của họ là gì.

    Từ công chúa Bạch tuyết đến Tiktok

    Walt Disney lần đầu tiên nắm bắt được sức mạnh cảm xúc của các nhân vật khi thể hiện nó trên màn ảnh có tốc độ hơn 12 khung hình mỗi giây. Tại buổi ra mắt phim Bạch Tuyết ở Los Angeles năm 1937, khán giả đã khóc lóc thảm thương tại phân cảnh khi Bảy chú lùn phát hiện ra công chúa bị đầu độc. Việc tương tác với người chơi Fortnite có thể lập dị, nhưng trên thực tế Bạch Tuyết thậm chí không tồn tại trong đời thực.

    Ngẫm lại về sự phát triển của người nổi tiếng trong cuốn sách Wonderland năm 2016 của mình, Steven Johnson viết "khả năng bóp méo hiện thực" của công nghệ, khiến chúng ta "nhìn thấy những thứ không tồn tại". Với tốc độ 12 khung hình mỗi giây, với âm thanh đồng bộ và cận cảnh, con người gần như không thể không hình thành các kết nối cảm xúc với những nhân vật trên màn hình.

    Màn ảnh rộng luôn có một sức hút đặc biệt. Chân dung của Marilyn Monroe được chụp bởi nhiếp ảnh gia Eve Arnold trên phim trường The Misfits năm 1960 cho thấy sự quyến rũ của cô, song không thể truyền tải toàn bộ sức hút từ trong từng bước đi và cách nói chuyện duyên dáng trên màn hình.

    Sự phơi sáng của các màn hình trong các rạp chiếu phim cổ điển của Hiroshi Sugimoto, đã thể hiện cách khán giả bị bất ngờ và dịch chuyển.

    Khi màn ảnh rộng gần gũi với con người hơn, mức độ nổi tiếng cũng tăng theo. "Ngày nay, bất kỳ người nào cũng có thể tuyên bố rằng mình đang được quay phim", theo nhà triết học người Đức Walter Benjamin viết trong bài tiểu luận năm 1935 của ông "Tác phẩm nghệ thuật trong thời đại tái tạo cơ học". "Vì vậy, sự khác biệt giữa tác giả và công chúng sắp mất đi tính chất cơ bản của nó."

    Và chiếc máy ảnh trên điện thoại thông minh đã biến những tiên đoán của ông thành hiện thực.

    "XIN HÃY ĐỪNG NHÌN XEM NÓ TRÊN ĐIỆN THOẠI"

    Benjamin sẽ làm gì với TikTok, ứng dụng mà những người trẻ hiện nay dùng để hát nhép và nhảy theo cùng một giai điệu, thường cạnh tranh để làm những bộ phim ngắn?

    Từ Netflix đến TikTok: Tất cả chúng ta đã bị ám ảnh bởi màn hình điện tử như thế nào - Ảnh 2.
     

    Một nghiên cứu gọi các hình thức video của TikTok là "video phát tăng cường được nén trong thời gian 15 giây, tốc độ cao và màu mè hơn" so với các video do ứng dụng khác tạo ra.

    "Làm ơn, hãy đừng xem nó trên điện thoại" là lời kêu gọi của Martin Scorsese tới khán giả của The Irishman, bộ phim gần đây ông làm đạo diễn, bởi phát trực tuyến trên Netflix là một cuộc đánh cược của ông vào những khán giả thiếu trách nhiệm.

    Nhưng hầu hết thanh thiếu niên đang dành nhiều thời gian hơn để khám phá chế độ chân dung, Instagramming hoặc gửi biểu tượng cảm xúc hơn là ngồi đắm chìm trong rạp chiếu phim.

    Chơi trò chơi trên điện thoại có thể gây nghiện. Một nghiên cứu về thanh thiếu niên Mỹ cho thấy những người dành ít thời gian nhất cho các thiết bị như điện thoại là những người hạnh phúc nhất, trong khi những người thường dùng với cường độ cao có khuynh hướng buồn bã hơn, ít hài lòng với cuộc sống của họ và tự ti hơn. "Đôi khi, tôi cho rằng bản thân chẳng tốt đẹp chút nào" là một lời thừa nhận được rất nhiều người ủng hộ.

    Điều đó trái ngược với sự mê hoặc được dự đoán của Valery hoặc quan điểm về điện ảnh của Benjamin, mà "đã làm bùng nổ thế giới thực và ảo, để giờ đây khi chứng kiến những tàn tích và mảnh vụn xa xôi, chúng tôi được phiêu lưu trong thế giới rộng lớn đó. Với sự cận cảnh, không gian mở rộng; với chuyển động chậm, mọi chuyển động như được mở rộng". Ông tin rằng màn hình sẽ giải phóng chúng ta.

    Vậy có phải đang có một điều gì sai trái diễn ra? Có lẽ mọi chuyện vẫn ổn, chỉ là hiện nay mọi khía cạnh của cuộc sống, dù tốt hay xấu, đã và đang được "số hóa". Từ sự quyến rũ của Monroe, và tin nhắn thân mật được chụp bởi Jeff Mermelstein trên đường phố New York, đến những trò đùa trên Twitter và cả sự ghen tị khi xem những người khác sống cuộc sống hạnh phúc hơn trên Instagram, tất cả các trải nghiệm đều được hiển thị trên màn hình.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Parliament of Victoria - Luba Grigorovitch MP Vùng: Caroline Springs. Phone: 0455 408 206
Xem thêm

Article sourced from KENH14.

Original source can be found here: http://kenh14.vn/tu-netflix-den-tiktok-tat-ca-chung-ta-da-bi-am-anh-boi-man-hinh-dien-tu-nhu-the-nao-20200127132030352.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ