Những công dụng cho sức khỏe từ lá cây nguyệt quế
Lá nguyệt quế có tên khoa học là Laurus nobilis, thuộc họ Lauraceae. Tên tiếng Anh của nó là bay tree, bay laurel, có nguồn gốc ở khu vực ven Địa Trung Hải. Cây nguyệt quế được tìm thấy tại các quốc gia ở châu Á. Ở Việt Nam, loại cây này từng mọc hoang dại ở bìa rừng, gần suối nước nơi có độ ẩm cao, sau đó được dân đưa về trồng làm cảnh hoặc làm hàng rào nhờ có hương thơm đặc biệt.
Hình dáng của lá nguyệt quế rất dễ phân biệt với mép lá nhăn và có khía răng cưa đều đặn. Lá có màu xanh lục, hình bầu dục, dày và nhẵn bóng. Lá tươi cay và hơi đắng nên người ta sẽ phơi khô để sử dụng. Thông thường lá nguyệt quế có thể được thu hái bất kì thời điểm nào trong năm từ một cây trưởng thành hoàn toàn. Sau khi hái lá, nên để 48 – 72 giờ cho khô.
"Ở trong vườn nhà mình có một cây nguyệt quế, cứ lá nào già thì mẹ lại hái vào phơi khô, cất dành một ít làm gia vị, nếu năm nào có nhiều sẽ đem bán bớt cho nhà hàng. Loại lá này rất thơm, một nồi nước phở, hay sốt vang chỉ cần 1-2 lá khô là toả mùi thơm bay khắp nhà", bạn Hải An (ở Bắc Ninh) kể.
Trên thị trường, ngoài lá tươi còn có lá khô, lá đông lạnh, bột và tinh dầu chiết xuất. Lá nguyệt quế khô đang được các công ty nông sản, siêu thị bán ra với mức giá từ 200.0000 đồng/kg. Trong khi đó, tại các siêu thị ở Mỹ, giá lá nguyệt quế dao động từ 1,5-2 triệu đồng/kg.
Không chỉ có tác dụng làm gia vị đơn thuần, mà lá và quả của cây nguyệt quế còn được sử dụng làm thuốc. Một thìa tinh bột lá nguyệt quế chứa 5,5 calo, 0,1g protein, 0,1g chất béo, 13g carbohydrate. Lá nguyệt quế chứa một lượng nhỏ các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như canxi, đồng, sắt, magie, mangan, kẽm, vitamin A, B2, B6, C.
Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
Trong tinh dầu lá cây nguyệt quế có chứa acid pantothenic, niacin, riboflavin, pyridoxine, đây là những thành phần chuyên được sử dụng để tổng hợp enzyme giúp tăng cường chức năng của hệ thần kinh. Khi bạn ngửi hoặc xông tinh dầu nguyệt quế, bạn sẽ có cảm giác được thư giãn, dễ chịu, đầu óc đỡ mệt mỏi, giảm căng thẳng.
Nhiều người thường đốt lá nguyệt quế trong nhà vừa thơm vừa làm liều thuốc trấn an tinh thần. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên ngửi mùi hương nguyệt quế sẽ thường có tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Nhiều nghiên cứu hiện đại đã cho thấy, chỉ cần sử dụng 5g bột lá nguyệt quế tươi (tương đương với 3g lá khô) mỗi ngày sẽ có tác dụng làm giảm chỉ số glucose trong cơ thể. Điều này giúp phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, đặc biệt là bệnh tiểu đường type 2.
Để phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, bạn chỉ cần lấy 3g lá nguyệt quế phơi khô đã được nghiền thành bột, pha với nước ấm để uống.
Đuổi côn trùng
Lá nguyệt quế chứa các loại tinh dầu như eucalyptol, terpen và methyleugenol, góp phần tạo nên hương thơm khiến côn trùng sợ.
Cải thiện làn da
Một công dụng khác của lá nguyệt quế là giúp cải thiện làn da của bạn. Các vitamin A và vitamin C trong lá nguyệt quế giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị các bệnh hô hấp
Tinh dầu chiết xuất từ lá nguyệt quế có thể sử dụng để giảm các tình trạng hô hấp khác nhau. Bạn chỉ cần dự phòng sẵn một lọ tinh dầu nguyệt quế bên người, mỗi lần cảm thấy khó thở lấy ra ngửi hoặc xoa vào ngực sẽ thấy tác dụng hiệu quả.
Tốt cho tiêu hóa
Phần lớn người dân ở Trung Đông và Đông Á rất tin tưởng vào công dụng làm ấm cơ thể của lá cây nguyệt quế. Người ta sử dụng lá nguyệt quế như các loại dầu gió thông thường. Thoa tinh dầu nguyệt quế lên bụng giúp kích thích tiết dịch tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn.
Tốt cho tim mạch
Thành phần hóa học trong lá cây nguyệt quế có chứa một loại acid caffeic. Đây là hoạt chất có tác dụng loại bỏ cholesterol xấu, nó giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch. Vì thế, các nhà khoa đã ứng dụng chiết xuất của lá cây nguyệt quế để điều chế các loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị tim mạch.
Lưu ý: Một số nhóm người không nên sử dụng lá nguyệt quế:
- Người sắp phẫu thuật: Bạn nên tránh sử dụng lá nguyệt quế 2 tuần trước khi mổ vì có thể ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh trung ương, đặc biệt khi kết hợp với thuốc gây mê.
- Người có cơ địa dị ứng: Nếu bạn từng bị phản ứng với lá nguyệt quế trong thức ăn, hãy tránh đốt lá nguyệt quế hoặc sử dụng tinh dầu từ loại lá này.
chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/loai-la-moc-bo-rao-co-mui-thom-dac-biet-nay-thanh-dac-san-noi-tieng-trong-nhieu-mon-an-cong-dung-tuyet-voi-c131a612946.html