Nhiều thực phẩm dành cho trẻ em ở Úc chưa đảm bảo quy chuẩn của WHO
Ảnh: AP
Theo công bố ngày 12/8 vừa qua, nghiên cứu đã đánh giá hơn 300 loại thực phẩm dành cho trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi đang được bày bán trong nhiều siêu thị ở Úc. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng bộ tiêu chí của Văn phòng khu vực châu Âu thuộc WHO để làm cơ sở tham chiếu và chỉ ra nhiều sản phẩm chưa đáp ứng đúng quy chuẩn của WHO.
Đồng thời, nghiên cứu cũng dựa trên cơ sở dữ liệu FoodSwitch của Viện Sức khỏe toàn cầu George đối với 395 sản phẩm trong danh mục thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chỉ có khoảng 1/5 (tức là 22%) đáp ứng mọi tiêu chí về thành phần dinh dưỡng, nhưng hầu hết không đạt về hàm lượng đường và calo. Không có sản phẩm nào đáp ứng được các yêu cầu quảng cáo, trong đó cấm mọi khiếu nại ngoại trừ những khiếu nại liên quan đến chất gây dị ứng, tuyên bố tôn giáo và ăn chay/thuần chay. Theo tiêu chuẩn của WHO, mỗi sản phẩm có ít nhất một tuyên bố, chẳng hạn như “không có màu sắc và hương vị”, “hữu cơ” và “không thêm đường”.
Theo Tiến sĩ Daisy Coyle, chuyên gia dinh dưỡng và là tác giả của bài báo, cho biết mô hình tiêu chuẩn của WHO không cho phép có quá nhiều tuyên bố về thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh vì nó "đặc biệt gây hiểu lầm và ảnh hưởng đến suy nghĩ của cha mẹ và người chăm sóc về lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho trẻ em".
Tiến sỹ Coyle cho biết, việc nêu bật những gì không có trong sản phẩm thường khiến cha mẹ chủ quan không xem hàm lượng dinh dưỡng thực sự của nó. Ngay cả khi một sản phẩm ghi là không thêm đường, thực chất nó vẫn có thể chứa đường trái cây đã qua chế biến.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng cứ 3 sản phẩm thì có một sản phẩm đặc biệt gây hiểu lầm, như tên sản phẩm không khớp với danh sách thành phần.
Tiến sỹ Coyle cho biết một sản phẩm có tên là "bông cải xanh, rau bina và táo" có thể khiến cha mẹ tin rằng sản phẩm này chủ yếu được làm từ rau nhưng thực tế có thể là 70% táo xay nhuyễn.
Hầu hết các trẻ em có xu hướng thích đồ ngọt và các nhà sản xuất thực phẩm thường thêm trái cây để làm ngọt sản phẩm, ngay cả các sản phẩm mặn. Nắm được tâm lý này, nhiều nhà sản xuất thường làm ra các thực phẩm có bị ngọt vì họ muốn trẻ em thích chúng và cha mẹ sẽ quay lại để mua thêm. Điều này đặc biệt có vấn đề vì "ở độ tuổi đó, trẻ em đang phát triển khẩu vị và sở thích về thực phẩm, những thứ sẽ định hình cuộc sống của trẻ sau này", tiến sĩ Coyle cho biết.
Theo báo cáo, thực phẩm đựng trong túi bóp chiếm hơn 50% tổng số sản phẩm có trên kệ siêu thị nhưng chỉ một nửa đáp ứng được yêu cầu về lượng đường theo mô hình tiêu chuẩn của WHO.
Tiến sĩ Catharine Fleming, giảng viên về sức khỏe cộng đồng và chuyên gia về dinh dưỡng nhi khoa tại Đại học Western Sydney, gọi những phát hiện này là "đáng lo ngại cho trẻ em".