Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

14:41' 16-05-2019
Trầm cảm là căn bệnh do rối loạn não bộ gây nên, là bệnh phổ biến hàng đầu trên thế giới. Cần phải hiểu được nguyên nhân, biểu hiện của bệnh trầm cảm để điều trị sớm tránh hậu quả đáng tiếc sau này.


    Bệnh trầm cảm: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
    ảnh minh họa

    1. Trầm cảm là gì?

    Trầm cảm là một loại bệnh nội khoa phổ biến và nghiêm trọng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảm giác, suy nghĩ và cách bạn hành động. Trầm cảm gây nên tâm trạng buồn bã, chán nản không muốn quan tâm đến mọi thứ. Làm giảm khả năng thực hiện công việc hàng ngày, có những suy nghĩ tiêu cực đến hành động muốn buông xuôi mọi thứ bằng cách t.ự t..ử để giải thoát bản thân.

    2. Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

    - Nguyên nhân từ hóa sinh: Não bộ có một số sự thay đổi của các hóa chất có trong não góp phần gây ra các triệu chứng trầm cảm

    - Do ảnh hưởng bởi một số bệnh: Như người bị chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, cũng dễ mắc bệnh trầm cảm.

    - Nguyên nhân từ di truyền: Theo một số nhà sinh lý học, di truyền có thể là nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm. Nếu người bố hoặc mẹ mắc trầm cảm thì khả năng con sinh ra có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với những đứa trẻ khác.

    - Nguyên nhân từ biến cố lớn: Một nguyên nhân nữa có thể gây nên bệnh trầm cảm là do có sự việc xảy ra khiến tâm trạng bị sốc, không ngờ tới, gây nên buồn bã hoặc căng thẳng kéo dài.

    - Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng kéo dài sẽ làm mất đi sự cân bằng tâm lý cho người bình thường, căng thẳng cuộc sống cũng giống như sự chấn động mạnh về tâm lý cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này

    Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc trầm cảm ở nữ giới thường cao hơn nam giới. Nữ giới thường mắc 2 loại trầm cảm phổ biến nhất là trầm cảm trước sinh, trầm cảm sau sinh.

    Nguyên nhân là do nội tiết tố của phụ nữ bị rối loạn cả trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh con, cùng những rắc rối trong q.uan h.ệ vợ chồng.

    Với đàn ông nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi lối sống vợ chồng, thói quen sinh hoạt tì.nh d.ụ.c thay đổi, sự suy giảm mối quan tâm của vợ vì phải tập trung trong vai trò làm mẹ, người chồng có thể cảm thấy cô đơn.

    Một số nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ở người cao tuổi:

    - Bị cô lập hoặc cuộc sống cô đơn;

    - Suy nghĩ tới cái chết;

    - Bước vào giai đoạn hưu trí;

    - Khó khăn về tài chính;

    - Lạm dụng chất gây ngh.iện kéo dài;

    - Trải qua những cú sốc tâm lý (cái ch.ết của bạn bè và người thân);

    - Ở góa hoặc ly dị;

    - Mắc các bệnh mạn tính.

    Một số nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên:

    Áp lực học tập: Bố mẹ bắt trẻ học nhiều, khi trẻ không đạt được kết quả tốt như điểm kém thì cha mẹ tỏ thái độ không hài lòng, tức giận, có khi phạt trẻ

    Thay đổi môi trường sống đột ngột: Bố mẹ chuyển nhà hay chuyển trường nhưng không cho bé biết. Trong trường hợp này bé sẽ cho rằng do mình học dở không bằng chị (em) bạn bè nên mới bị chuyển trường. Đồng thời, với việc lạ chỗ ở trẻ rất sợ khi ngủ.

    Trẻ bị bạn bè bắt nạt nhưng không thể nói với ai, cha mẹ không quan tâm hỏi han càng khiến cho trẻ có cảm giác bị bỏ rơi và thường hay sợ đám đông.

    Chất lượng quan hệ trong gia đình giảm: Như cha mẹ ly dị trẻ sẽ nghĩ là vì mình mà cha mẹ ly dị, “Tại sao mẹ (cha) lại sống với em mà không sống với mình?”, “Mẹ vì mình nên phải ly dị với cha!”. Ngoài ra, khi cha mẹ ly thân trẻ sẽ sống với một trong hai người do đó thiếu vắng tình cảm của gia đình, dẫn đến hụt hẫng tinh thần ở trẻ.

    Tiền căn bệnh của gia đình: Cha hay mẹ hoặc trong gia đình có người từng bị trầm cảm, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ dễ bị ảnh hưởng theo.

    3. Triệu chứng, biểu hiện bệnh trầm cảm

    Các dấu hiệu của trầm cảm được thể hiện từ thể nhẹ sang thể nặng. Các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tuần để đ.ánh giá và có thể nhận biết qua một vài biểu hiện sau:

    - Cảm thấy buồn hoặc có tâm trạng chán nản, tuyệt vọng, hay cáu giận dù là chuyện nhỏ.

    - Mất hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động tập thể hoặc giao lưu.

    - Thay đổi khẩu vị - Giảm cân hoặc tăng cân không liên quan đến chế độ ăn uống.

    - Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều

    - Thường xuyên cảm thấy người mệt mỏi

    - Khó kiểm soát hành động theo ý.

    - Cảm thấy bất tài, không làm được gì, thường xuyên thấy tội lỗi

    - Suy nghĩ khó khăn, tập trung hoặc đưa ra quyết định

    - Có suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử

    4. Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm

    Điều trị bệnh trầm cảm tức là khắc phục sự rối loạn não bộ hay rối loạn tâm thần gây ra.

    Trước khi chẩn đoán hoặc điều trị, một chuyên gia y tế có thể sẽ tiến hành đ.ánh giá chẩn đoán kỹ lưỡng, bao gồm một cuộc phỏng vấn và có thể kiểm tra thể chất. Trong một số trường hợp, xét nghiệm máu có thể được thực hiện để đảm bảo trầm cảm không phải do vấn đề về tuyến giáp gây ra.

    Điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể tạo ra một số cải thiện trong vòng một hoặc hai tuần đầu tiên sử dụng. Nếu bệnh nhân cảm thấy ít hoặc không cải thiện sau vài tuần, bác sĩ điều trị có thể thay đổi liều thuốc hoặc thêm hoặc thay thế một loại thuốc chống trầm cảm khác.

    Tâm lý trị liệu: Là phương pháp tâm lý, dùng để chữa trị các vấn đề tâm lý, cảm xúc chủ yếu bằng lời nói hoặc các kỹ năng giao tiếp giữa nhà trị liệu và người mắc bệnh trầm cảm giúp giải tỏa những suy nghĩ tiêu cực, lạc quan, kích thích những hành động ý nghĩa, vui vẻ, cải thiện tinh thần. Sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) được cho là có hiệu quả để điều trị căn bệnh này.

    Liệu pháp sốc điện ETC: Là một phương pháp điều trị t.âm th.ần, trong đó các cơn động kinh được gây ra bằng điện ở bệnh nhân để giúp giảm các rối loạn tâm thần hay nói cách khác là trầm cảm ở giai đoạn nặng. Nó liên quan đến một kí.ch thí.ch điện ngắn của não trong khi bệnh nhân được gây mê. Một bệnh nhân thường điều trị ECT hai đến ba lần một tuần trong tổng số sáu đến 12 lần điều trị trầm cảm. Phương pháp này được thực hiện bởi các bác sĩ được đào tạo chuyên khoa.

    Cách điều trị trầm cảm tại nhà

    Với người trầm cảm giai đoạn mới bắt đầu hoặc đang bị trầm cảm thì có thể kết hợp với tâm lý trị liệu và điều trị cho mình tại nhà bằng các phương pháp đơn giản sau:

    - Tập thể dục thường xuyên giúp tạo cảm giác tích cực và cải thiện tâm trạng.

    - Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya lo âu suy nghĩ.

    - Ăn uống lành mạnh, tránh các chất kích thích như rượu, bia cũng có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm.

    Với phương pháp chuẩn đoán và điều trị thích hợp, đa số những người mắc bệnh trầm cảm đều có thể vượt qua và có thể chữa khỏi.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Bronwyn Halfpenny MP Vùng: Thomastown. Phone: 9401 2711
Xem thêm

Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2536477


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ