Nguồn gốc, ý nghĩa và những phong tục Giáng Sinh độc đáo nhất trên thế giới

21:00' 08-12-2020
Lễ Giáng Sinh ngày nay đã trở thành một ngày lễ lớn ở Việt Nam, nhưng có lẽ không nhiều người hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh…


    1. Nguồn gốc ngày lễ Giáng Sinh

    Xưa kia, lễ Giáng sinh chỉ là ngày hội lớn trong văn hóa phương Tây chứ không hề phổ biến ở Việt Nam. Đây là 1 ngày lễ lớn với ý nghĩa vô cùng quan trọng với những người theo đạo Công giáo.

    Lễ Giáng sinh còn được gọi với cái tên khác là lễ Thiên Chúa giáng sinh, lễ Noel hay Christmas. Hiểu theo nghĩa đen, đây là ngày mà các tín đồ Thiên Chúa tổ chức kỉ niệm Chúa Giê-su ra đời.

    Theo truyền thuyết, Chúa Giê-su được sinh ra vào khoảng giữa năm 7 và năm 2 TCN ở Bethlehem thuộc xứ Judea nước Do Thái (thuộc Palestine bây giờ). Vào thời điểm đó, Do Thái thuộc đế quốc La Mã.

    Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25/12 nhưng thường được tổ chức từ tối ngày 24/12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm.

    Trong thời kì Ki tô giáo sơ khai (vào khoảng 2 – 3 thế kỉ đầu công nguyên), lễ Giáng sinh được tổ chức chung với lễ Hiển linh. Theo ghi chép cổ xưa, từ năm 200, thánh Clementê thành Alexandria (150 – 215) đã nhắc đến ngày lễ này, khi đó được cử hành vào ngày 20 tháng 5.

    Tuy nhiên, Giáo hội Latinh lại tổ chức lễ Giáng sinh vào thời điểm khác, ngày 25 tháng 12. Tuy nhiên, theo Lịch Do Thái, thời điểm bắt đầu 1 ngày mới phải tính từ lúc hoàng hôn, khi mặt trời buông xuống chứ không phải từ nửa đêm. Do đó, lễ Noel thường được tổ chức từ tối ngày 24 tháng 12.

    Lễ Giáng sinh chính thức tổ chức vào ngày 25 tháng 12 được gọi là Lễ Chính, còn lễ hội bắt đầu từ đêm ngày 24 tháng 12 được gọi là Lễ Vọng. Thường thì mọi người sẽ bắt đầu ăn mừng ngày lễ này từ thời điểm lễ Vọng.

    Tuy thời điểm tổ chức Noel ở hầu hết các nước là như vậy, nhưng với một số giáo hội Chính Thống giáo Đông phương như ở Nga hay Gruzia thì lễ Giáng sinh lại được tổ chức vào thời điểm khác. Ở đây, người ta sử dụng lịch Julius để xác định thời điểm Noel nên nó sẽ ứng với ngày mùng 7 tháng 1 theo lịch Gregory.

    Theo một nguồn khác thì nguồn gốc ngày lễ Giáng sinh được giải thích 1 cách lắt léo và thú vị hơn. Tuy vẫn là ngày lễ kỉ niệm Đức Chúa giáng sinh, song sở dĩ chọn ngày 25 tháng 12 là có lý do khá đặc biệt.

    Vốn dĩ các tín đồ Ki tô hữu sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, bởi theo quan niệm của họ thì đó là thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Trong suốt 3 thế kỉ đầu, họ không hề tổ chức lễ Noel, mãi tới thế kỉ thứ 4 họ mới bắt đầu có ý định tổ chức lễ này.

    Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chính quyền La Mã không công nhận Ki tô giáo là tôn giáo hợp pháp, thường xuyên bắt bớ tín đồ đạo này nên việc tổ chức lễ Đức Chúa giáng sinh được chọn lựa vô cùng cẩn thận.

    Cuối cùng, họ chọn ngày 25 tháng 12, thời điểm mà người La Mã tổ chức ăn mừng lễ “Thần Mặt trời” (Feast of The SolInvictus) đem ánh sáng đến cho trần gian để không bị chính quyền phát hiện ra bí mật của mình.

    Lễ Giáng sinh cứ thế được tổ chức âm thầm cho đến năm 312, khi mà hoàng đế La Mã Constantine I từ bỏ đa thần giáo và đi theo Kitô giáo. Cũng kể từ đó, ngày lễ Giáng sinh được tổ chức chính thức mà không phải âm thầm núp bóng lễ mừng Thần Mặt trời nữa. Tới năm 354, Giáo hoàng Libêro công bố ngày 25 tháng 12 trở thành ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh.

    Tới đầu thế kỉ 18, các học giả lại đưa ra những lời giải thích khác về nguồn gốc ngày lễ Giáng sinh được tổ chức vào ngày 25 tháng 12. Isaac Newton cho rằng sở dĩ Giáng sinh được tổ chức vào thời điểm này vì người ta đã lựa chọn ngày Đông chí ở Bắc bán cầu, khi đó được đánh dấu là ngày 25 tháng 12.

    Tới năm 1743, nhà khoa học người Đức Paul Ernst Jablonski đưa ra giả thuyết ngày Giáng sinh 25 tháng 12 được xác định để khớp vào ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra, không chỉ Kitô giáo mà nhiều tôn giáo và nền văn hóa khác cũng tổ chức những ngày lễ ăn mừng vào cuối tháng 12.

    2. Ý nghĩa của ngày Lễ Giáng sinh

    Lễ Giáng sinh được hiểu là lễ kỉ niệm ngày sinh của Đức Chúa Giê-su. Tuy nhiên, ngoài ý nghĩa tôn giáo đó thì Giáng sinh còn là thời điểm mà các thành viên trong gia đình thuộc nhiều thế hệ quây quần bên nhau để tình cảm thêm phần gắn bó. Cũng chính vì lẽ đó mà Noel được coi là ngày lễ của Gia đình.

    Noel còn được coi là ngày lễ của trẻ em, khi mà những đứa trẻ tin vào điều ước với ông già Noel cùng đàn tuần lộc, mong chờ khi tỉnh dậy vào sáng Noel sẽ thấy món quà mà ông già Noel đã đặt vào chiếc tất của mình, khi mà những điều kì diệu sẽ xảy ra, khi mà những lời ước nguyện sẽ trở thành sự thực.

    Từ một ngày lễ nhỏ của 1 nhóm người theo đạo Kitô, giờ đây ngày lễ Giáng sinh đã trở thành ngày lễ lớn và được tổ chức linh đình. Thậm chí, ở những nơi không theo đạo Thiên Chúa, người ta cũng tổ chức lễ này, trang trí khắp nơi với cây thông Noel và ông già Noel, mang theo thông điệp của hòa bình, của tình yêu thương đồng loại, là thời điểm mà con người mang trái tim sát lại gần nhau hơn.

    3. Những phong tục Giáng Sinh độc đáo trên thế giới

    Ngày lễ Giáng sinh đánh dấu những ngày nghỉ cuối năm, dài ngày chính thức bắt đầu và cũng là kỳ nghỉ để mọi người được trở về bên gia đình của mình.

    Đây thực sự là một ngày để xua đi mệt mỏi, tạm gác những công việc bộn bề để đoàn tụ với người thân. Thế nhưng, ở mỗi quốc gia lại có phong tục Giáng sinh độc đáo khác nhau để thể hiện tình cảm yêu thương và chia sẻ trong ngày lễ này.

    Nhật Bản

    Gà tây, thịt lợn muối, bánh khúc cây hoặc bánh gừng không phải là món ăn chủ đạo trong dịp Giáng sinh tại Nhật Bản. Gà rán KFC mới là món ăn gắn liền với dịp lễ này. Nhờ chiến dịch quảng cáo thành công của mình mà hình ảnh KFC trong ngày Giáng sinh đã ăn sâu trong suy nghĩ của người Nhật. Dù là quốc gia mà có dân số phần lớn theo thần đạo Nhật Bản hay Phật giáo nhưng trong ngày này, rất nhiều gia đình tổ chức những bữa tiệc đắt tiền tại đây.

    Việc tặng quà Giáng sinh và thiệp khá quen thuộc trong ngày lễ này. Đỏ là màu sắc phổ biến trong ngày Giáng sinh, thế nhưng đối với người Nhật họ kiêng kị việc sử dụng những tấm thiệp màu đỏ vì đó là màu sắc chỉ dành cho những tờ cáo phó. Thay vào đó, họ sẽ tặng nhau tấm thiệp màu trắng – màu có ý nghĩa trong sạch.

    Thụy Điển

    Một trung những phong tục Giáng sinh độc đáo ở Thụy Điển đó là ở thị trấn Gavle, sau khi đêm Noel kết thúc, họ sẽ đốt một con dê bằng rơm khổng lồ (biểu tượng Giáng sinh của người Scandinavia từ nhiều thế kỷ qua) để ăn mừng.

    Theo truyền thống của người Thụy Điển, cây thông Noel không được mang về nhà trước giáng sinh quá 2 ngày. Cây sẽ được trang trí với kẹo bọc giấy gói xinh xắn, bóng đèn và nến.

    Món ăn đặc trưng của người Thụy Điển trong ngày lễ Giáng sinh đó là Gratin. Đó là món ăn truyền thống được kết hợp với cá cơm hoặc cá trích chỉ nướng bề mặt, dùng thanh nướng trên của lò nướng. Đây là một món khoai tây gratin truyền thống.

    Phần Lan

    Người Phần Lan tin rằng ông già Noel sống ở phía Bắc và có tên là Korvatuntri và hàng năm mọi người trên thế giới đều viết thư gửi tới ông tại Phần Lan. Mọi người dân đều chuẩn bị chu đáo cho ba ngày nghỉ Giáng sinh là Đêm Giáng sinh, Ngày Giáng sinh và ngày Boxing – Ngày lễ tặng quà.

    Vào kì nghỉ này, người Phần Lan sẽ ăn cháo, súp được làm từ trái cây sấy khô (như mận, nho khô, táo, lê, mơ và sung) vào buổi sáng hoặc sau khi ăn trưa. Sau đó họ sẽ để cây gỗ vân sam trong nhà.

    Khoảng giữa ngày, đài truyền hình sẽ phát chương trình “Khai mạc lễ Giáng sinh an lành”. Đến tối là một bữa ăn thịnh soạn với thịt hầm, cà rốt, khoai tây, thịt xông khói nấu chính hoặc gà tây. Ngoài ra còn có món patê gan, salat nấm, món Rosolli (salat lạnh làm từ khoai tây cắt nhỏ, cà rốt, củ cải đường và táo thái hạ lựu, hành tây, dưa chuột muối)…

    Vào đêm Giáng sinh (24/12), rất nhiều người tới nhà thờ từ chiều – là một truyền thống mới tại Phần Lan – thay vì đi vào buổi sáng ngày Giáng sinh (25/12). Có thể nói, nghĩa địa là nơi vô cùng đẹp vào đêm trước Giáng sinh với tuyết trắng, ánh đèn lung linh ấm áp.

    NaUy

    Phong tục Giáng sinh độc đáo mà chỉ có ở Na Uy đó là tất cả những chiếc chổi trong các gia đình đều bị giấu đi. Người Na Uy tin rằng, phù thủy và những linh hồn xấu xa sẽ thoát ra trong lễ Giáng Sinh, lấy cắp những chiếc chổi để bay lên trời.

    Món ăn đầu cừu là món ăn đặc biệt trong ngày lễ Giáng sinh ở Na Uy. Đầu cừu bỏ đi phần da và lông cừu, nhưng đôi khi vẫn giữ lại phần não bên trong. Sau đó, mang chúng đi ướp muối, sấy khô, hun khói, luộc hoặc đem đi hầm chín để dùng cho ngày Giáng sinh.

    Trước kia, đầu cừu chủ yếu dành cho những người dân nghèo vùng tây Na Uy nhưng về sau, Smalahove đã trở thành món ăn phổ biến trong các bữa ăn trên toàn bộ nước này, thậm chí còn là một loại cao lương mỹ vị đáng tự hào của Na Uy và được nhiều thực khách nước ngoài vô cùng yêu thích.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
MRC North West Vùng: St Albans. Phone: 1300 676 044
Xem thêm

Article sourced from TUVINGAYNAY.

Original source can be found here: https://tuvingaynay.com/nguon-goc-va-y-nghia-cua-ngay-le-giang-sinh-khong-phai-ai-cung-biet.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ