Người nóng tính và vài điểm cần lưu ý để tránh phạm sai lầm
Nóng giận là cơ chế, hay nói cách khác đó như một sự phản xạ của con người trước những điều không như ý muốn. Vậy làm sao để tránh hoặc kìm nén cơn nóng giận đó, sau đây là những lời Phật dạy cho người nóng tính.
Câu chuyện kể rằng: Có một anh chàng là một người nóng tính, lúc nào cũng cau có, tức giận, đụng chuyện gì cũng tỏ vẻ khó chịu và không hài lòng đến mức không thể khống chế được hành vi của mình. Anh ta biết sự tức giận của mình không những làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh, mặt khác điều này khiến anh ta bị cô lập hoàn toàn, bởi cái tính khí không ai ưa đó.
Rồi một ngày, anh ta tìm tới một ngôi chùa, sau vài lần thử về tính kiên nhẫn cũng như sự kiềm chế sự nóng giận của bản thân, anh ta rút ra được bài học rằng sự tức giận là không đáng, tức giận hay không cũng do bản thân mình mà ra.
Tức giận càng làm cho con người căng thẳng, tự làm cho mình khổ đau, và những người xung quanh cũng theo đó mà buồn lòng. Lúc tức tối tức giận, không gì ngăn cản cái miệng, buông lời quái ác, một số lời lẽ trong đó có thể làm đau lòng người nghe, thậm chí có cả những người yêu thương quan tâm mình.
Theo tâm linh, làm theo lời Phật dạy, con người không nên tức giận, nóng giận, bởi Tức giận là cuộc kinh doanh lỗ nhất trên đời. Phật không phân biệt nóng giận vì có lý do chính đáng hay không chính đáng, hợp lý hay không hợp lý. Chỉ biết rằng khi nóng giận, tâm con người chắc chắn không đủ để kiểm soát hành vi và ngôn ngữ. Phật dạy: “Hãy từ bỏ nóng giận thì phiền não sẽ không đến với các người”. Mời bạn tham khảo: Lời Phật dạy về lời nói khi nóng giận để tránh hao tổn, tiêu tan phú quý
Lời Phật dạy cho người nóng tính cần nhớ:
1. Tĩnh tâm
Tùy theo mỗi người, mà cơn sự tức giận được biểu hiện dưới những dạng khác nhau. Người thì có thể chửi bới những người xung quanh bằng những ngôn ngữ thâm độc, hay hành động một cách điên rồ bằng cách đập phá,…
Chính vì vậy, tĩnh tâm là một phương pháp giúp con người nhìn nhận lại bản thân mình, tĩnh tâm tức làm cho con người biết cân bằng giữa sự việc bên ngoài và cơn nóng giận bên trong được hài hòa hơn.
2. Không nên kìm nén
Theo Lời phật dạy, trong đạo Phật rất tối kỵ và không chấp nhận việc đè nén dằn ép. Bởi đó không phải là phương cách giải quyết hữu hiệu tuyệt hảo làm cho ta hết đau khổ. Càng ức chế đè nén nó chừng nào, thì lòng bực tức sân hận của ta càng tăng trưởng lớn mạnh thêm chừng nấy.
3. Không nên căm hận, thù ghét
Phật dạy ta không nên nuôi dưỡng hạt giống thù hận ganh ghét với bất cứ một ai. Ðôi khi ta sai lầm mà ta vẫn cứ khư khư cố chấp bảo thủ cái định kiến của ta.
Lòng tự ái của ta lúc nào cũng muốn ta phải lấn lướt hơn người. Muốn hạ nhục người mà ta căm tức thù ghét đến tận cùng đau khổ thì ta mới hả dạ. Tâm trạng đó, thật là quá ác độc!
Dù cho ta có thỏa mãn vị ngọt của sân hận, nhưng lòng ta luôn luôn bất an và đau khổ. Ðó là điều mà ta tự chuốc quả khổ cho ta và làm tan nát đổ vỡ tình thân thuộc, bạn bè thân yêu của ta mà thôi.
4. Tránh nói những lời cay độc
Dân gian có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, có thể trong lúc nóng giận, ta có thể dùng những lời nói cay độc làm tổn thương, khiến người ta đau khổ, thì chính ta đã rước lấy nỗi khổ đau trước rồi.
Chỉ một giây nóng giận, chúng ta có thể làm tổn thương người khác bằng những từ ngữ được thoát ra từ miệng chúng ta. Điều này sẽ làm tan vỡ mọi mối quan hệ. Hãy khéo biết vỗ về an ủi chăm sóc khi cơn giận nổi lên, thì cường độ của sự giận tức sẽ không còn cơ hội bộc phát mạnh mẽ. Nguồn tuệ giác của đạo Phật giúp cho ta tháo gỡ thoát qua những cơn si mê giận tức này.
Article sourced from TUVINGAYNAY.
Original source can be found here: https://tuvingaynay.com/loi-phat-day-cho-nguoi-nong-tinh-can-nho-de-cho-pham-sai-lam.html