Ngày trọng đại của Ukraine

18:00' 16-02-2022
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết đất nước ông sẽ không bị Nga đe dọa và ngày 16/2 phải là ngày thống nhất.


    Tổng thống Zelenskiy kêu gọi người Ukraine treo cờ và đồng thanh hát quốc ca vào ngày 16/2, ngày một số phương tiện truyền thông phương Tây nói là thời điểm Nga bắt đầu tấn công.

    “Họ nói với chúng tôi rằng 16/2 sẽ là ngày xảy ra cuộc tấn công. Chúng tôi sẽ biến ngày này trở thành ngày của sự đoàn kết”, Tổng thống Zelenskiy nói.

    “Họ đang cố gắng khiến chúng tôi sợ hãi bằng cách đặt ra một ngày bắt đầu hành động quân sự. Vào ngày đó, chúng tôi sẽ treo cờ tổ quốc, đeo biểu ngữ màu vàng và xanh lam, và cho cả thế giới thấy sự đoàn kết của chúng tôi", ông Zelenskiy nói thêm.

    Căng thẳng gia tăng khi quan chức Anh ước tính có thêm 14 tiểu đoàn của Nga đang hướng tới biên giới với Ukraine. Mỗi tiểu đoàn khoảng 800 quân, và trên 100 tiểu đoàn tập trung ở khu vực biên giới. Giới phương Tây cho rằng lực lượng này là đủ để Moscow tiến hành đổ bộ vào Kiev, theo Guardian.

    Giới chức Mỹ tin rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ nhanh chóng giành ưu thế ban đầu nếu chiến tranh xảy ra. Quân đội Nga trải dọc biên giới Ukraine có thể đánh chiếm thủ đô Kiev trong vài ngày, và kiểm soát hoàn toàn đất nước trong vòng chưa đầy một tuần.

    Tuy nhiên, thử thách thực sự cho Điện Kremlin khi đó mới bắt đầu. Ukraine chắc chắn sẽ đấu tranh chống lại Moscow.

    Chia sẻ trên Washington Post, chuyên gia phân tích chính sách đối ngoại David Ignatius cho rằng với 10% trong tổng dân số 40 triệu người Ukraine phản kháng, một cuộc nổi dậy quy mô lớn sẽ diễn ra, tương tự như tình hình của Mỹ khi can thiệp vào Iraq và Afghanistan.

    Moscow có thể nhìn vào ví dụ thực tế là Mỹ - vượt trội về quân sự - đã liên tục chịu sức ép từ các cuộc nhóm vũ trang ở Iraq và Afghanistan trong nhiều năm, theo ông Ignatius.

    Mỹ và đồng minh không ngừng viện trợ quân sự và quân tế cho Kiev, với mong muốn biến Ukraine thành “con nhím” - cứng cỏi, gai góc - khiến ông Putin có thể dễ tấn công, nhưng khó chiếm đóng.

    Nguy cơ "sa lầy"

    Nếu phát động tấn công, thiệt hại của Nga không chỉ xảy ra bên trong biên giới Ukraine.

    Nền kinh tế của Moscow sẽ bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt. Lãnh đạo doanh nghiệp và giới chính trị gia có thể bị trục xuất, hay ông Putin có thể bị đóng băng tài sản nước ngoài.

    Trong quá khứ, không thiếu những trường hợp các quốc gia sa lầy khi phát động tấn công mà thiếu những đánh giá chi tiết. Cuộc tấn công vào Lebanon của Israel năm 1982, hay Mỹ và Iraq năm 2003 là những ví dụ điển hình.

    Những đe dọa trừng phạt của Tổng thống Mỹ Joe Biden với động thái quân sự của Nga được cho là dựa trên ba lập trường chính.

    Thứ nhất, trật tự toàn cầu sẽ bị đe dọa nếu Nga phát động tấn công, và ông Putin sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng nếu hành động không theo luật pháp.

    Thứ hai, ông Biden muốn né tránh mọi xung đột quân sự trực tiếp với giữa Washington và Moscow - hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới - tránh nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân.

    Thứ ba, ông Biden tin rằng an ninh của Mỹ và đồng Mỹ châu Âu, trong quá khứ và hiện tại, dựa trên sức mạnh và sự đoàn kết của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), được thể hiện khi Washington không ngừng tăng cường quân đội tại các thành viên NATO ở Đông Âu.

    Nga đã tập hợp hơn 130.000 quân chia thành ba hướng bao quanh Ukraine. Giới chức Mỹ cho rằng Điện Kremlin đã sẵn sàng cho một cuộc tấn công dồn dập.

    Nguy co Nga tan cong Ukraine anh 1

    Phân bổ lực lượng quân đội của Nga gần biên giới Ukraine trước cuộc tập trận Nga - Belarus. Đồ họa: Guardian

    Lực lượng bộ binh chỉ mới là bước đầu. Không quân, hải quân, pháo binh của Moscow cũng đang dần hoàn thiện, sẵn sàng chiến đấu.

    Với những chiến dịch đặc biệt, lực lượng “Spetsnaz” của tình báo quân đội (GRU), cũng như cơ quan tình báo Nga (FSB) có thể tiến hành các hoạt động bí mật nhắm vào cơ sở hạ tầng ở Kiev và các thành phố lớn.

    Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 13/2 nói rằng Nga sẽ tiến hành chiến thuật “cờ giả” (hàm ý rằng Moscow sẽ tự tạo một viễn cảnh bị tấn công và đổ lỗi cho Ukraine) để làm cái cớ phát động tấn công.

    Mỹ cáo buộc việc Nga tập trận chung với Belarus chỉ là tấm bình phong cho một hướng tấn công ở phía bắc Ukraine, dù Moscow tuyên bố sẽ rút quân đội về nước khi kết thúc tập trận ngày 20/2.

    Nếu Moscow tấn công, cuộc chiến quy mô lớn kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai sẽ trở nên khốc liệt và đẫm máu ở miền đông Ukraine - nơi xung đột giữa Kiev và lực lượng ly khai thân Nga kéo dài đến năm thứ tám.

    Từ những vị trí Nga triển khai quân đội, quan chức Mỹ có thể lường trước những hướng tiến công của Moscow.

    Moscow có thể tấn công từ phía đông nam Ukraine, qua vùng Donbass có hiện diện của phe ly khai, hay từ phía đông gần thành phố Kharkiv, Ukraine.

    Việc tạo thế gọng kìm có thể bao vây và đánh bại quân đội Ukraine trong vài tuần, theo ông David Ignatius. Điều này có thể khiến chính quyền Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy kêu gọi ngừng bắn với những điều khoản có lợi cho Nga.

    Bài học của ông Putin

    Ông Putin có lẽ giấu những ý đồ đến phút cuối cùng để có thể đánh giá tình hình một cách toàn diện.

    Tuy nhiên, nhiều nguồn tin quân sự Mỹ nói rằng tổng thống Nga đã ra lệnh cho các chỉ huy chuẩn bị một cuộc tấn công vào ngày 16/2, khi đất ở Ukraine đóng băng, giúp xe tăng di chuyển nhanh chóng.

    Quyết tâm của ông Putin với vấn đề Ukraine, vốn kéo một thập kỷ, đến từ niềm tin và kinh nghiệm của bản thân, theo Washington Post.

    Ông tin rằng Nga luôn bị phương Tây đe dọa, và nước này cần những vùng đệm để chống lại các hành động gây hấn của nước ngoài.

    Lo ngại về an ninh của Nga phần nào đó xuất phát từ việc gia đình ông Putin từng chịu tổn thương do cuộc tấn công thần tốc của Phát xít Đức vào Leningrad (ngày nay là Saint Petersburg) trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

    Nguy co Nga tan cong Ukraine anh 2

    Với ông Putin, Ukraine xích lại gần phương Tây là mối đe dọa an ninh với Nga. Ảnh: Financial Times.

    Các bên vẫn để ngỏ khả năng chọn con đường ngoại giao nhằm giảm căng thẳng. Tuy nhiên, chừng nào NATO còn từ chối lập trường của ông Putin, đàm phán sẽ khó có những tiến triển, theo ông Ignatius.

    Thế giới sẽ chao đảo khi xe tăng và tên lửa của Nga bắt đầu khai hỏa. Lúc đó, những lời kêu gọi thương lượng sẽ tăng lên, với nhiều đề xuất được cho là sẽ nhượng bộ Moscow.

    Tuy nhiên, làn sóng phản đối sẽ không ngừng tăng lên, đòi Nga phải trả giá nếu tấn công Ukraine. Bên cạnh đó, ông Putin sẽ phải đối mặt với “con nhím” mang tên Ukraine.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Bedshed Highpoint Vùng: Maribyrnong. Phone: 9317 3122
Xem thêm

chuyên về các dịch vụ có liên quan đến Trang trí nội thất tại các vùng trong Melbourne.


Article sourced from NEWS.

Original source can be found here: https://news.zing.vn/tuan-quyet-dinh-cho-ukraine-post1296045.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ