Ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh gút: Ăn uống thế nào để ngăn ngừa nguy cơ?
Tại Việt Nam, theo số liệu được đăng tải trên website Bệnh viện 115, tỷ lệ bệnh gút là 0,14% dân số năm 2003 và tăng nhanh lên 1% dân số vào năm 2014. Trong đó, 75% người bệnh ở trong độ tuổi lao động (còn rất trẻ).
Bệnh gút là một loại viêm khớp liên quan đến cơn đau đột ngột, sưng và viêm các khớp. Gần một nửa số trường hợp bệnh gút ảnh hưởng đến ngón chân cái, trong khi các trường hợp khác ảnh hưởng đến ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân. Các cơn đau nhức thường xảy ra vào ban đêm và kéo dài 3-10 ngày, tạo ra cảm giác vô cùng đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Người bị bệnh gút có xu hướng ngày càng trẻ hóa
Những triệu chứng hoặc "cuộc tấn công" của bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong máu. Axit uric là một chất thải được cơ thể tạo ra khi tiêu hóa một số loại thực phẩm. Khi nồng độ axit uric cao, các tinh thể của nó có thể tích tụ trong các khớp của bạn. Quá trình này gây ra sưng, viêm và đau dữ dội.
Điều này khiến cho nó khác với các bệnh về xương khớp thường gặp ở người trung niên và cao tuổi là gút có thể xuất hiện ngay cả ở người trẻ nếu họ có chế độ ăn uống không tốt.
Thức ăn ảnh hưởng đến bệnh gút như thế nào?
Thực phẩm chúng ta ăn chuyển hóa thành khoảng 30% tổng lượng axit uric được tạo ra trong cơ thể.
Một số loại thực phẩm nhất định có thể kích hoạt một "cuộc tấn công" của bệnh gút bằng cách làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể của bạn. Thực phẩm kích thích thường chứa nhiều purin, một chất được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm. Khi bạn tiêu hóa purin, cơ thể sẽ tạo ra axit uric như một chất thải.
Thực phẩm có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ axit uric trong máu
Đây không phải là vấn đề đáng lo ngại đối với những người khỏe mạnh, vì cơ thể có thể dễ dàng loại bỏ axit uric dư thừa với lượng nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn có chế độ ăn uống chứa quá nhiều purin một cách thường xuyên thì axit uric sẽ tích tụ và gây ra bệnh gút.
Và cái gì cũng có tính 2 mặt của nó, thực phẩm có thể làm tăng nồng độ axit uric của bạn nhưng cũng có những loại sẽ mang lại tác dụng làm giảm chỉ số này và giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Chỉ cần ăn cơm cũng giúp ngăn ngừa bệnh gút
Chế độ ăn phòng ngừa bệnh gút bao gồm nhiều rau, trái cây và carbohydrate phức hợp (ngũ cốc và đậu), trong đó phải kể đến 3 loại thực phẩm sau:
- Các sản phẩm từ sữa ít béo: Chẳng hạn như sữa tách béo và sữa chua, có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu và do đó làm giảm nguy cơ bị bệnh gút. Các sản phẩm sữa giàu chất béo không có tác dụng ngăn ngừa bệnh gút tương tự như vậy.
Anh đào nguyên chất có lợi cho sức khỏe, ngăn ngừa bệnh gút
- Anh đào: Từ lâu, anh đào đã được cho là có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gút, và có một số bằng chứng khoa học chứng minh điều này. Anh đào tươi hay đông lạnh, nước ép anh đào 100% nguyên chất không đường, hoặc chiết xuất anh đào đều có thể có lợi.
- Một số loại gạo: Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy carbohydrate phức hợp (ngũ cốc và đậu) không làm tăng nồng độ axit uric trong máu, vì vậy, nó an toàn với người bị bệnh gút. Thậm chí, có một số loại gạo còn mang lại lợi ích ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gút.
Tiệm rượu với đầy đủ các lựa chọn về rượu, bia nhiều nhất tại vùng Springvale
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/an-gi-de-ngan-ngua-nguy-co-mac-benh-gut-gay-dau-sung-tu-chi-an-com-la-du-roi-can-chi-cao-sang-20210810185404859.chn