Muốn trẻ có nhân cách tốt mẹ phải ứng xử thông minh đối với trẻ trong giai đoạn đầu đời
ảnh minh họa
Khi trẻ bướng bỉnh
Mỗi ngày, phụ nữ phải chịu rất nhiều áp lực từ công việc, gia đình và từ chính những hành động ngây ngô bướng bỉnh của con trẻ.
Tuy nhiên trên thực tế, trẻ tìm bài học từ sự trải nghiệm theo quy trình: Thử - Thất bại – Thử - Đạt được.
Khác người lớn chúng ta, trẻ nhỏ sẽ chia một bài học thành nhiều mảnh đặc điểm để học. Sau đó, trẻ học mỗi một đặc điểm cho một quy trình. Đến khi ghép đủ số đặc điểm thành một bức tranh lớn. Khi bạn hiểu điều này thì sự bướng bỉnh chỉ như là những cá tính đặc biệt và đáng yêu ở con trẻ.
Do đó, không phải ngẫu nhiên bạn gặp nhiều thứ “rất khó chịu” từ trẻ như:
- Trẻ hỏi liên tục một câu hỏi.
- Trẻ chỉ thích cha mẹ đọc một mẩu chuyện.
- Trẻ cứ thích quăng ném đồ vật dù đã được dạy nhiều lần là không được
- Trẻ cứ thích ăn mãi một món ăn.
Những điều dường như rất khó chịu này từ trẻ lại là thử thách tình yêu và cách ứng xử của mẹ trong việc giúp trẻ hoàn thành bài học này.
Khi trẻ thích sự bừa bãi
Trẻ rất thích sự bừa bộn, quậy khắp nhà, bày biện đủ thứ và rất bừa bộn trong bữa ăn, tèm lem mặt mũi tay chân.
Mẹ hãy nhớ rằng, bừa bộn là đặc tính của trẻ con vì ở đó trẻ đang ghép những bức tranh về đồ vật mọi thứ bằng cách làm nó bị xáo trộn.
Người lớn học mọi thứ theo trình tự và sắp xếp cụ thể, nhưng trẻ con thì không học như vậy. Chúng học theo sự sắp xếp ngẫu nhiên, càng ngẫu nhiên càng làm trẻ học được nhiều khía cạnh của vật thể. Bạn nên nhớ rằng: Trẻ không hề biết vật thể này trước đó giống như bạn.
Báo cáo của Giáo sư Bác sĩ Perry, ĐH Wisconsin Mỹ, cho thấy: Những trẻ được để tự do bừa bộn tèm nhem trong bữa ăn thì có sự phát triển tốt hơn về ngôn ngữ liên quan đến thức ăn so với các bé bị ép đút ăn. Hơn nữa, trẻ cũng ít biếng ăn hơn.
Điều này không có nghĩa là mẹ để bé làm gì thì làm. Hãy quy định thời gian ăn cho bé dưới 30 phút.
Trẻ bừa bộn khi chơi, cha mẹ hãy quy định thời gian cho con. Khi con kết thúc, hãy nhắc cùng dọn dẹp với mẹ.
Trẻ chỉ yêu thích một điều gì đó
Bạn than phiền rằng: Tại sao trẻ chỉ ăn hoài 1 món? Ví dụ: Nhiều bé chỉ thích ăn cơm với trứng, ăn sáng mì gói. Dù mẹ có giới thiệu những món khác
Trẻ con khác người lớn về khái niệm thích. Người lớn gom tất cả tính chất để thích, như ngoại hình, ngon, rẻ, mềm mại… Nhưng, trẻ con thì chỉ có một đặc điểm cho một quy trình đ.ánh giá ở trên.
Ví dụ: Cho mì gói ở trên, đặc điểm trẻ quan tâm không phải là thứ cha mẹ thường quan tâm như mì nóng, không tốt. Mà đó có thể là cấu trúc sợi mì.
Đầu tiên, bạn nên giải tỏa áp lực cho bản thân về hành vi đòi ăn của trẻ. Hãy hiểu rằng nó là tạm thời. Giống chúng ta thôi, đôi lúc trẻ cũng ngán cơm, thèm món gì khác.
Thứ hai, nó không phải là vấn đề sinh t..ử để phải tìm cách đối đầu với trẻ. Hãy cho bạn thời gian để suy nghĩ về chiến lược lâu dài và tìm hiểu thông tin.
Trở lại việc ăn mì gói, thực ra, gần 70 năm từ khi gói mì đầu tiên ra đời, với bằng chứng khoa học đến nay, những quan điểm như gây nóng hay hại thận khi ăn mì gói là chưa có căn cứ để chứng minh (Theo báo cáo của nhóm TS Sikander, Đại học Lahore Pakistan). Mì cũng là một nguồn tinh bột tốt nếu chúng ta biết linh động trong bữa ăn cho trẻ.
Việc thay thế một vài bữa với bún, nui, tô mì gói hoặc mì gói xào với rau củ tôm thịt sẽ giúp đa dạng nguồn thức ăn của trẻ. Quan trọng bạn cứ đa dạng và cân bằng khẩu phần ăn của trẻ với thực phẩm khác là được.
Hơn nữa, nhiều bạn khi cho trẻ ăn mì thường có thói quen chần mì với nước sôi để loại bỏ nước đầu chứa dầu, rồi mới thêm nước sôi thứ hai là một điều không cần thiết.
Khi làm điều này, tác dụng nhiệt đã làm thay đổi cấu trúc sợi mì và làm giảm vị ngon của món ăn. Đây cũng có thể là kích nổ cho sự chán ăn của trẻ khi món bé thích trở nên dở tệ khi mẹ nấu, so với ăn ở trường hay đâu đó.
Thực ra, việc sản xuất mì ở các nước phát triển như Nhật bản thì công nghệ chế biến đã bù trừ lượng dầu sử dụng cho phép và kiểm soát chất lượng dầu bằng các chỉ số. Chứ không phải mì được chiên ngập dầu để tồn dư như chúng ta vẫn thấy trong các quán ăn lề đường.
Cuối cùng, thái độ tích cực của bạn trong việc giúp trẻ tự nhận ra sự đa dạng trong việc ăn là quan trọng hơn tất cả. Trẻ sẽ chịu lắng nghe khi bạn chịu lắng nghe trẻ trước.
Việc bạn lùi một bước để suy nghĩ và cho bé một giải pháp bé thích thì việc bạn giới thiệu giải pháp khác là điều dễ dàng và bé sẽ chịu thử.
Ví dụ: Dạy trẻ 1 bài học về gia đình tinh bột: Mì gói là chị, cơm là anh, bún là em. Bạn hỏi trẻ: "Có phải chúng ta nên thử với anh cơm hay em bún ngày mai không nhỉ!” Giáo dục trẻ không nằm ở ép buộc mà phải thông thái và kiên nhẫn tìm ra cách dạy.
Hãy tưởng tượng, vợ chồng bạn không thể đi đến quyết định khi cãi nhau. Bởi vì có ai chịu giao tiếp đâu mà hiểu nhau. Nhưng, nếu ai đó lùi một bước chịu lắng nghe, thì người kia chẳng lẽ giận bạn hoài. Đó là một nghệ thuật và không khó để làm.
Khi trẻ thích tự làm
Nếu bạn chú ý hơn thì sẽ nhận ra rằng đứa trẻ nào cũng muốn giành làm cái mà cậu ta vừa nhìn thấy mẹ cậu làm. Tuy nhiên, rất nhiều cơ hội được mẹ cậu bỏ qua chỉ vì 1 chữ sợ: Sợ con làm hỏng, sợ con té ngã, sợ con bị bẩn…
Khi nhìn vào quy luật sinh tồn của quả trứng, ta sẽ biết sự sợ là số 0. Hai con gà chưa nở trong quả trứng nói chuyện với nhau như sau:
Con gà thứ nhất nói: "Mình sợ đập vở vỏ ánh sáng làm chói mắt mình!"
Con gà thứ hai nói: "Đừng lo, cặp mắt bạn sẽ to sáng và nhìn rõ hơn!"
Con gà thứ nhất lại nói: "Mình sợ đập vỏ trứng, mình sẽ không còn được bảo vệ và thân hình mình có thể bị trầy xước".
Con gà thứ 2 nói thêm trấn an: "Đừng lo, mình có đôi chân để đứng dậy và đi, có đôi cánh để giữ thăng bằng".
Nói đến đây, chú gà thứ hai đã phá vỡ được vỏ và ra ngoài. Trong khi đó, chú gà thứ nhất cứ sợ mà đã bỏ qua thời điểm để ra ngoài.
Dĩ nhiên, cậu ta không còn có thể nhìn thấy bầu trời trong xanh và cũng không thể chạy nhảy trong thế giới bao la.
Câu chuyện này là điều mà cha mẹ chúng ta cần nhận ra sớm. Chúng ta không thể là vỏ trứng mãi của trẻ. Đã đến lúc để trẻ phá vỡ và bước ra. Tầm nhìn và bay nhảy của trẻ xa bao nhiêu phụ thuộc vào sự buông bỏ của bạn sớm bấy nhiêu.
Khi gặp tình huống trẻ hay giành lấy điều bạn làm hoặc lén bắt chước điều bạn làm. Thay vì sợ và cấm đoán trẻ, che mẹ hãy công khai chỉ trẻ cách làm. Đó mới là điều cần dạy trẻ.
Ứng xử của người mẹ đối với trẻ trong giai đoạn sớm rất quan trọng. Nó cần rất nhiều sự bình tĩnh và thả lỏng để sáng suốt nhận ra rằng: Những biểu hiện hành vi dường như khó hiểu của trẻ lại đang cho trẻ những cơ hội để học và nhận thức về cuộc sống.
chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2541753