Mẹo đảm bảo an toàn khi dùng Facebook
Ảnh minh họa
1. Xác minh hai bước:
Phê duyệt đăng nhập (hoặc xác minh hai bước) là cách tốt nhất và dễ dàng nhất để tránh bị hack tài khoản Facebook. Khi đăng nhập từ máy tính, điện thoại hoặc trình duyệt web mới, người dùng sẽ nhập mã được nhận trên điện thoại để đảm bảo đây thực sự là tài khoản của bạn.
Để bật tính năng phê duyệt đăng nhập, hãy đi tới “Khác” và nhấn vào “Cài đặt”. Tại đó, chọn Cài đặt bảo mật và chọn hộp bên cạnh “Phê duyệt đăng nhập”.
2. Hãy báo cáo ngay cho Facebook khi thấy dấu hiệu khả nghi:
Nếu người dùng nhìn thấy nội dung lạm dụng hoặc có hại và cho rằng không nên xuất hiện nội dung này trên Facebook, người dùng có thể báo cáo nội dung đó cho Facebook bằng cách nhấp vào liên kết báo cáo (thường là mũi tên đảo ngược ở phía trên cùng bên phải của bài viết).
Facebook cho biết, đội ngũ toàn cầu của họ làm việc 24/7 để xem xét những nội dung bạn báo cáo và xóa bất kỳ nội dung nào vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.
Facebook cũng cho biết, chính sách của hãng này không cung cấp bất kỳ thông tin nào về người đã gửi báo cáo khi họ liên hệ với người đã đăng nội dung. Nếu đã báo cáo nội dung nào đó, bạn có tùy chọn kiểm tra trạng thái của báo cáo từ Hộp thư hỗ trợ. Lưu ý rằng chỉ bạn mới có thể xem Hộp thư hỗ trợ của mình.
3. Hiểu về người bạn đang chia sẻ:
Bất cứ khi nào cập nhật trạng thái, chia sẻ ảnh hoặc đăng nội dung bất kỳ lên Facebook, người dùng đều có thể chọn đối tượng nhìn thấy nội dung chia sẻ bằng cách sử dụng công cụ "Bộ chọn đối tượng". Người dùng có thể chọn chia sẻ với mọi người, chỉ bạn bè của mình hoặc thậm chí là một đối tượng tùy chỉnh. Khi tạo đối tượng tùy chỉnh, người dùng có thể chia sẻ có chọn lọc hoặc ẩn nội dung nào đó khỏi những người cụ thể.
Người dùng cũng có thể thay đổi đối tượng cho một bài viết sau khi đã chia sẻ. Để thay đổi đối tượng của nội dung đã đăng, hãy nhấn vào phía trên cùng bên phải bài viết để chỉnh sửa cài đặt quyền riêng tư của bài viết và chọn đối tượng mới. Hãy nhớ rằng khi người dùng đăng nội dung nào đó lên trang cá nhân của người khác, người đó sẽ kiểm soát đối tượng có thể xem bài viết này. Ngoài ra, bất kỳ ai được gắn thẻ trong một bài viết đều có thể xem bài viết đó cùng với bạn bè của họ.
4. Kiểm tra những người có thể gắn thẻ bạn trong bài viết
Người dùng có thể xét duyệt nội dung mình được gắn thẻ (tag) trên Facebook khi ai đó gắn thẻ bạn. Phê duyệt thẻ cho phép bạn phê duyệt hoặc loại bỏ thẻ mà bạn bè có thể thêm vào bài viết của bạn.
Khi bạn bật tùy chọn này, thẻ mà người khác thêm vào bài viết của bạn sẽ không xuất hiện cho tới khi bạn phê duyệt.
Để bật tính năng phê duyệt thẻ hoặc phê duyệt dòng thời gian, hãy nhấn vào biểu tượng có ba dòng, sau đó nhấn vào Cài đặt, Cài đặt tài khoản rồi chọn Dòng thời gian và gắn thẻ.
Tại đây, bạn có thể quản lý mọi thứ từ thẻ mà mọi người thêm đến những người có thể thêm và xem nội dung trên dòng thời gian của bạn - trao cho bạn quyền kiểm soát đối với những người mình kết nối và cách kết nối với họ.
5. Sử dụng công cụ kiểm tra:
Người dùng có thể chọn từ rất nhiều công cụ dễ sử dụng trên Facebook để bảo vệ thông tin của mình. Kiểm tra quyền riêng tư (http://www.facebook.com/about/basics/) của Facebook sẽ hướng dẫn bạn vài bước nhanh chóng để giúp đảm bảo chỉ những người bạn muốn mới có thể xem nội dung của bạn. Người dùng cũng có thể dùng thử "Kiểm tra bảo mật (http://www.facebook.com/help/799880743466869) để tăng cường bảo mật cho tài khoản bằng ba bước ngắn gọn.
Nếu bạn cho rằng người khác đã đăng nhập tài khoản Facebook của mình thì Facebook có những công cụ nhằm giúp đảm bảo an toàn cho tài khoản. Trước tiên, Facebook sẽ xác nhận đó chính là bạn. Facebook có thể hỏi bạn những câu về bản thân, yêu cầu bạn xác nhận ảnh của bạn bè hoặc kiểm tra số điện thoại để có mã. Cuối cùng, Facebook sẽ giúp bạn cập nhật mật khẩu. Nếu bạn cho rằng mình đã bị hack, hãy truy cập: http://facebook.com/hacked.
Xem thêm
Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn
Article sourced from XALUAN.