Mấy ai biết về lịch sử ra đời của mì ăn liền

11:31' 29-10-2018
Mì ăn liền hay còn được gọi với tên khác là mì tôm, mì gói dù không nằm trong danh mục ẩm thực truyền thống của người Việt, nhưng sau mấy chục năm du nhập nó căn bản đã trở thành một món ăn vừa bình dân vừa quen thuộc, vừa thuận tiện vừa “dễ tính” bởi chế biến theo phương thức nào đi chăng nữa cũng vẫn… hợp khẩu vị.


    Mì gà tần món ăn  thích hợp cho mùa lạnh
    Mì gà tần món ăn thích hợp cho mùa lạnh

    Mấy ai biết về lịch sử ra đời của mì ăn liền?

    Người phát minh ra mì ăn liền là Ando Momofuku (1910-2007) - một doanh nhân người Nhật Bản gốc Đài Loan (Trung Quốc). Ông từng có tên trong danh sách những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất do Tạp chí Time châu Á bình chọn.

    Sau chiến tranh, Nhật Bản lâm vào cảnh thiếu thốn lương thực, Bộ Y tế Nhật Bản khi đó đã khuyên mọi người nên ăn bánh mì làm bằng bột mì của Mỹ. Nhìn dòng người dài nối nhau xếp hàng chờ mua một tô mì trong tiết trời mùa đông giá lạnh, Ando Momofuku trăn trở với câu hỏi: “Tại sao lại khuyến cáo dân Nhật ăn bánh mì trong khi mì mới là món ăn truyền thống của người Nhật?”. Từ đó, Ando quyết tâm bắt tay sản xuất một loại mì của theo cách của riêng mình.

    Quá trình để làm ra mì ăn liền không hề đơn giản, nó đã khiến ông lao tâm khổ tứ và mất rất nhiều thời gian với cả trăm lần thí nghiệm. Ngày 25-8-1958, sau nhiều lần thất bại, Ando cuối cùng hoàn thành. Lúc ban đầu, loại thực phẩm này được coi là hàng xa xỉ vì có giá bằng 35 Yên, gấp khoảng 6 lần giá mì Udon và Soba truyền thống thời đó. Để sợi mì có vị ngon, ông ngâm nó vào loại súp nấu từ xương bò hoặc xương gà, rồi sấy khô và mang nhãn hiệu Ramen, thường gọi là Chikin (nói nhái tiếng Anh chicken). Loại thực phẩm này không cần đun nấu, chỉ cần cho vào tô, rót nước sôi vào đậy kín, để trong vòng 3 đến 5 phút là ăn được ngay, hết sức tiện lợi.

    Biểu tượng của Nhật Bản

    Năm 1962, công ty của Ando chính thức đăng ký nhãn hiệu sản phẩm và được cấp bằng sáng chế mì ăn liền. Năm 1964, Ando đã tuyên bố chấm dứt độc quyền sản xuất mì ăn liền. Ông thành lập Hội Công nghiệp Mì sợi Nhật Bản và công khai sáng chế của mình, chuyển nhượng công nghệ cho các công ty khác, để họ cùng được hưởng lợi.

    Ban đầu người Nhật cho rằng sản phẩm này chẳng có tương lai. Nhưng thời gian đã chứng minh điều ngược lại. Phát minh ra mì gói của ông Ando nhanh chóng được nhân rộng trên phạm vi toàn cầu. Viện Nghiên cứu Fuji (Nhật Bản) từng tiến hành một cuộc thăm dò dư luận về những sản phẩm xuất khẩu tốt nhất của thế kỷ XX. Kết quả, người Nhật đã chọn mì ăn liền là phát minh số 1, trên cả karaoke, máy nghe nhạc Walkman. Từ một món ăn sáng chế ra với mục đích “cứu đói”, mì ăn liền đã trở thành một trong các biểu tượng của nước Nhật.

    Mì ăn liền du nhập vào Việt Nam khoảng những năm 1960 thế kỷ trước và nay đã trở thành món ăn quen thuộc tiện dụng



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Natalie Suleyman MPParliament of Victoria Vùng: Keilor Downs. Phone: (03) 9367 9925
Xem thêm

Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2378721


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ