Malaysia dỡ bỏ lệnh phong tỏa

18:00' 05-07-2021
Malaysia nới phong tỏa tại 5 bang do những khu vực này đã đáp ứng đủ các điều kiện đặt ra.


    Nước này áp lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm kiềm chế đà gia tăng các ca nhiễm Covid-19 từ ngày 1/6. Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin cho biết chính phủ sẽ từng bước mở cửa nền kinh tế và những hoạt động xã hội theo 4 giai đoạn, dựa trên số ca nhiễm, tỷ lệ tiêm chủng và năng lực của hệ thống y tế.

    Theo Bộ trưởng An ninh Ismail Sabri Yaakob, lệnh phong tỏa sẽ được dỡ bỏ ở Kelantan, Pahang, Perak, Perlis và Terengganu vào ngày 5/7 do các bang này đã đạt được những mục tiêu do chính phủ đề ra và được chuyển sang cấp độ phong tỏa thứ hai, ít nghiêm ngặt hơn.

    Người dân chờ tiêm vaccine Covid-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 31/5. Ảnh: Reuters.

    Người dân chờ tiêm vaccine Covid-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 31/5. Ảnh: Reuters.

    Bình luận của ông được đưa ra trong bối cảnh các biện pháp kiểm soát, hạn chế gắt gao hơn bắt đầu có hiệu lực từ ngày 3/7 ở thủ đô Kuala Lumpur và bang láng giềng Selangor, hai trong số những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19.

    Malaysia hôm nay ghi nhận 6.658 ca nhiễm mới và 107 trường hợp tử vong, nâng tổng số lên lần lượt là 772.607 và 5.434 ca.

    Indonesia là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á với 2.256.851 ca nhiễm, tăng 27.913, trong đó 60.027 người chết, tăng 493.

    Chính phủ nước này tuyên bố áp các biện pháp hạn chế Covid-19 "khẩn cấp" bắt đầy từ ngày 3/7 và kéo dài hai tuần ở thủ đô Jakarta, Java và hòn đảo nghỉ mát Bali, để chống lại đợt bùng phát nghiêm trọng.

    Các biện pháp mới bao gồm yêu cầu tất cả nhân viên không thiết yếu làm việc tại nhà, trong khi trường học sẽ chuyển sang hình thức dạy trực tuyến. Các trung tâm mua sắm và nhà thờ Hồi giáo sẽ đóng cửa.

    Phương tiên công cộng và đi lại trong nước vẫn được cho phép với những người đã tiêm ít nhất một liều vaccine. Tiệc cưới vẫn có thể được tổ chức với lượng khách mời hạn chế.

    Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã đẩy hệ thống y tế của Indonesia đến bờ vực sụp đổ. Hàng loạt lều tạm được dựng lên bên ngoài các bệnh viện đã chật cứng để làm nơi điều trị cho bệnh nhân. Bên trong, người bệnh thậm chí phải nằm tràn ra cả hành lang.

    Thái Lan ghi nhận 277.151 ca nhiễm và 2.182 ca tử vong, tăng 6.230 và 41 trong 24 giờ qua.

    Khoảng 90% số ca nhiễm và 95% số ca tử vong được báo cáo kể từ đầu tháng 4. Riêng tháng 6, quốc gia Đông Nam Á này xác nhận 992 người chết vì Covid-19, gấp 15 lần tổng số ca tử vong trong cả năm 2020.

    Số bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt và thở máy cũng tăng mạnh trên khắp cả nước trong hai tuần qua. Trung tâm Xử lý Tình huống Covid-19 cho biết 39% ca nhiễm mới ở Bangkok, 25% ở các tỉnh lân cận thủ đô và 36% ở 71 tỉnh khác. Phó phát ngôn viên của trung tâm Apisamai Srirangsan cho hay giới chức Bangkok phải khẩn trương thiết lập các khu cách ly ca nhiễm và thêm giường điều trị cho ca bệnh nặng.

    Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 34.588.042 ca nhiễm và 621.255 ca tử vong do Covid-19, tăng lần lượt 7.844 và 96 so với một ngày trước đó.

    Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Rochelle Walensky hôm 29/6 cho biết số ca nhiễm trung bình 7 ngày ở Mỹ đã tăng 10% kể từ tuần trước.

    Theo cố vấn cấp cao về Covid-19 của Nhà Trắng Jeffrey Zient, chính phủ sẽ cử những đội ứng phó đặc biệt tới các điểm nóng trên khắp nước Mỹ nhằm tăng cường nguồn cung xét nghiệm và các biện pháp điều trị để chống biến chủng Delta. Đồng thời, Nhà Trắng cũng thúc giục người Mỹ nhanh chóng tiêm chủng vaccine Covid-19.

    Trong gần 333 triệu dân Mỹ, hơn 181 triệu người đã tiêm ít nhất một liều vaccine, trong đó gần 156 triệu người hoàn thành chương trình tiêm chủng, theo CDC.

    Giới chức một số bang đang cảnh giác cao độ trước nguy cơ tăng ca nhiễm khi Mỹ chuẩn bị kỷ niệm ngày quốc khánh 4/7, thời điểm mà nhiều người hy vọng sẽ đánh dấu khởi đầu của cuộc sống bình thường mới hậu Covid-19.

    Pháp, vùng dịch lớn nhất châu Âu và thứ 4 thế giới, ghi nhận 5.783.654 ca nhiễm và 111.152 ca tử vong, tăng 3.006 và 17 ca trong 24 giờ qua.

    Bộ trưởng Y tế Olivier Veran cho biết biến chủng gốc Ấn Độ Delta, hay B.1.617.2, chiếm khoảng 1/3 số ca nhiễm nCoV tại Pháp. "Tồn tại nguy cơ thực sự là Covid-19 sẽ bùng phát trở lại trong mùa hè này", Veran cảnh báo và kêu gọi người Pháp tiêm vaccine càng nhiều càng tốt.

    Italy, vùng dịch chết chóc thứ hai châu Âu sau Anh, báo cáo 4.262.511 ca nhiễm và 127.637 ca tử vong, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 932 và 22 ca trong 24 giờ qua.

    Italy cảnh báo cổ động viên Anh không cố tình lách các biện pháp kiểm soát dịch để vào sân xem trận tứ kết giữa đội tuyển Anh và Ukraine tại Rome ngày 3/7, dù đã có vé.

    Italy yêu cầu cách ly 5 ngày đối với người từng đến Anh từ hai tuần trước để ngăn chặn biến chủng Delta. Những người đi công tác ngắn ngày hoặc khách quá cảnh được miễn cách ly, nhưng đại sứ quán Italy cảnh báo điều này không đồng nghĩa họ được phép vào sân vận động.

    Anh báo cáo 4.879.616 ca nhiễm và 128.207 ca tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 24.885 và 18 ca trong 24 giờ qua.

    Dù ca nhiễm mới đang tăng mạnh trở lại, Bộ trưởng Y tế Sajid Javid tuyên bố các biện pháp hạn chế Covid-19 sẽ được dỡ bỏ theo đúng kế hoạch vào ngày 19/7. Ông nhấn mạnh đây không chỉ bước cuối cùng cho lộ trình mở cửa, mà còn là "khởi đầu của hành chính mới thú vị" của đất nước.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Dr Daniel Mulino Vùng: Sunshine. Phone: (03) 9070 1974
Xem thêm

Article sourced from VNEXPRESS.

Original source can be found here: https://vnexpress.net/malaysia-chuan-bi-noi-phong-toa-4303986.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ