Mách bạn 4 tư thế ngủ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tật
Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ khi ngủ nên tuân theo độ cong tự nhiên của đốt sống cổ và thắt lưng, ngủ nằm ngửa đảm bảo đầu, vai và lưng được hỗ trợ.
Ngoài ra, tư thế ngủ, việc lựa chọn gối cũng cần ưu tiên, chú ý tới chiều cao, độ mềm và độ cứng của gối. Gối quá cao có thể liên tục kéo căng các mô cơ phía sau cột sống cổ khi ngủ. Gối quá thấp dễ làm căng các đĩa dây chằng của cột sống cổ khi lật người. Gối quá mềm sẽ không nâng đỡ được cột sống cổ, gối quá cứng không chỉ gây khó chịu khi ngủ mà các cơ cột sống cổ cũng không được thư giãn.
2. Loét dạ dày nên nằm nghiêng bên trái
Vì vậy, người bị loét dạ dày phải tích cực điều trị và chú ý đến chế độ ăn uống. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý khi ngủ, đừng nghiêng bên phải mà hãy thử ngủ nghiêng bên trái. Bởi nếu bạn ngủ nghiêng về bên phải sẽ dễ xảy ra hiện tượng trào ngược dạ, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn khiến các vấn đề về dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh tim mạch vành là bệnh do động mạch vành bị tắc nghẽn, trường hợp nặng người bệnh có thể bị thiếu máu cục bộ cơ tim, thiếu oxy và thậm chí là hoại tử.
Hiện nay, bệnh tim mạch vành chưa thể chữa khỏi mà chỉ có thể kiểm soát thông qua chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt để trì hoãn quá trình tắc nghẽn mạch máu.
Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành phải chú ý nghỉ ngơi, đi ngủ sớm và dậy sớm. Bởi vì nếu bạn không ngủ đủ giấc, nó có thể dễ dàng làm tăng thêm gánh nặng cho trái tim.
Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành nên ngủ nghiêng về bên phải, đầu cao và chân thấp. Ưu điểm lớn nhất của tư thế ngủ này là không gây chèn ép lên tim, đồng thời có thể thư giãn các cơ trên toàn cơ thể, đảm bảo nhịp thở êm ái và ngăn ngừa cơn đau thắt ngực ở mức độ lớn nhất.
4. Người hen suyễn nên ngủ nghiêng
Hen suyễn là tình trạng đường hô hấp bị thu hẹp và viêm gây khó thở, ho, thở khò khè. Nhiều bệnh nhân nhận thấy cơn hen suyễn thường xảy ra vào sáng sớm, khiến họ không thể nghỉ ngơi suốt đêm.
Điều này thực chất là do khi cơ thể chuẩn bị bước vào giấc ngủ, sức căng của các cơ trơn đường thở tăng lên, dễ gây ra bệnh hen suyễn.
Vì vậy, bệnh nhân hen suyễn phải chú ý đến tư thế ngủ. Ngủ ngửa đầu giúp tăng sức cản hô hấp. Ngược lại, ngủ nghiêng có thể làm tăng thông khí hô hấp và giảm cơn hen suyễn. Bạn cũng có thể nâng tựa đầu lên 20cm và áp dụng tư thế ngủ nửa ngả.
Tất nhiên, những tư thế ngủ này không phải là tuyệt đối và cần được cân nhắc dựa trên thể trạng của mỗi người.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/4-tu-the-ngu-duoc-vi-nhu-bai-tap-the-duc-giup-ban-khoe-manh-hon-danh-bai-benh-tat-c131a582691.html