Làm thế nào để bé ngừng thói quen tự giật tóc của mình?

06:00' 19-07-2019
Trẻ nhỏ có thể hình thành nhiều thói quen mà người lớn không tài nào hiểu nổi. Trong số đó, có một thói quen nhìn qua rất đau đớn và gây căng thẳng cho phụ huynh: Bé tự giật tóc của mình.


    Vì sao trẻ con hay tự giật tóc của mình?
    ảnh minh họa

    Hội chứng nghiện giật tóc (trichotillomania) có thể gây ra nhiều hệ quả đối với bé yêu của bạn.

    Tại sao một số trẻ có thói quen giật tóc mình?

    Cố gắng giật tóc của mình là thói quen có ở rất nhiều trẻ. Trẻ làm vậy khi nhận ra hành động này thu hút sự chú ý của bạn, Theo thông tin đưa trên trang Trich Stop, giật tóc có thể là hành vi mà trẻ nhỏ thực hiện khi trẻ giận dỗi, ăn vạ, đi kèm với la hét và đạp, đá chân.

    Cũng có khả năng việc giật tóc là cách để bé ứng phó với tình trạng stress hay mệt mỏi quá độ.

    Theo Babies.co, khi trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé dưới 1 tuổi, giật tóc của mình, đó có thể là dấu hiệu bé đang cảm thấy bứt rứt, khó chịu, buồn bực. Có vẻ như đó là phản ứng lạ trước một tình huống gây căng thẳng. Nhưng đó cũng là nỗ lực để bé có cảm giác kiểm soát hoàn cảnh quanh mình.

    Tiến sĩ Jen Trachtenberg, bác sĩ nhi kiêm tác giả "Pediatrician in Your Pocket", chia sẻ trên Romper rằng, với một số bé, giật tóc có thể "tiếp tục và trở thành cách dễ chịu để tự xoa dịu bản thân hay trở nên bình tâm hơn, nhất là khi bé quá mệt, buồn bực, đói hay thậm chí chán nản".

    Trich Stop khẳng định, với trẻ độ tuổi 1 tháng – 2 tuổi, giật tóc thường đi kèm với mút tay. Em bé đưa ngón tay cái hoặc các ngón tay khác vào miệng đồng thời dùng bàn tay kia kéo giật tóc của mình hoặc của mẹ. Bé cảm thấy làm vậy rất dễ chịu nên thường thực hiện hành vi đó trước khi đi ngủ hoặc khi căng thẳng.

    Khi giật tóc là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng hơn

    Trong một số tình huống, hành động tự giật tóc của bé có thể báo hiệu bé đang bị một chứng bệnh đáng lưu tâm hơn, chứng nghiện giật tóc – trichotillomania.

    Trich Stop mô tả đây là "chứng bệnh mà trẻ nhỏ và thiếu niên kéo tóc từ da đầu, dứt lông mi, lông mày hay các phần khác của c,ơ th.ể, dẫn tới hậu quả là những mảng hói dễ nhận thấy".

    Giai đoạn khởi phát chứng nghiện giật tóc điển hình là khi trẻ 9-13 tuổi. Nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở những đứa trẻ nhỏ hơn nhiều.

    Trong khi triệu chứng bệnh nghiện giật tóc có thể rất khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, phần c,ơ th.ể bị tác động và cách thức bệnh nhân phản ứng với biện pháp điều trị, có các dấu hiệu mà cha mẹ nhất định nên chú ý sát sao.

    Theo Child Mind Institute, đó có thể là "tình trạng rụng tóc nhanh chóng hay bất đối xứng; tóc rụng trên sàn và gối; 2 bàn tay luôn để ở vị trí gần đầu".

    Các dấu hiệu khác bao gồm đội mũ và những đồ khác để che đầu; thường xuyên kiểm tra bóng mình trong gương, nhất là với trẻ lớn hơn.

    Làm thế nào để bé ngừng thói quen tự giật tóc của mình?

    Chứng nghiện giật tóc đòi hỏi sự chú ý và chăm sóc y tế mặc dù theo lưu ý từ Child Mind Institute, việc chẩn đoán bệnh này ở trẻ nhỏ hơn là vô cùng khó khăn.

    Say đây là một số cách bạn có thể thực hiện để giúp trẻ loại bỏ thói quen giật tóc càng sớm càng tốt:

    1. Luôn quan sát, để mắt tới bé

    BabyCenter khuyên cha mẹ cố gắng không làm gì trong một lúc và tiến hành quan sát bé trong khoảng 1-2 tuần. Con tự giật tóc mình khi buồn chán, bực bội, mè nheo, giận dữ hay khi thấy buồn ngủ? Con có xu hướng giật tóc mình khi bú sữa hay nằm trong nôi?...

    Hãy nhớ rằng, con bạn có thể tự ngưng thói quen giật tóc nhưng tốt hơn hết, vẫn nên tham vấn ý kiến bác sĩ.

    2. Đưa ra một số thay đổi về lối sống

    Nếu để ý thấy con tự giật tóc vào buổi tối, bạn cần điều chỉnh thời gian ngủ nghỉ sớm hơn. Con có thể quá mệt sau một ngày dài.

    3. Giữ bình tĩnh và luôn kiên định

    Luôn kiên định, thể hiện rõ ràng sự phản đối của bạn đối với hành động tự giật tóc của con nhưng điều này không có nghĩa là bạn phủ nhận những gì con đang cảm thấy.

    Bạn cũng không nên quở trách con, không chỉ bởi con còn quá nhỏ để có hiểu chuyện gì đang diễn ra, mà còn bởi làm vậy có thể khiến trẻ chỉ muốn xả toàn bộ căng thẳng đang có.

    4. Làm xao nhãng con

    Sự xao nhãng là một cách tuyệt vời khác để giúp trẻ chấm dứt thói quen tự giật tóc. Khi trẻ bắt đầu làm vậy, cố gắng lái sự chú ý của bé bằng cách đưa cho con một thứ đồ chơi màu sắc, vui nhộn hay khích lệ con cùng bạn tham gia một hoạt động khác như múa hát hay chơi game.

    5. Cắt tóc cho con

    Một lý do khác giải thích cho hành động liên tục giật tóc của bé có thể là tóc bé khá dài. Chính vì vậy, bé dễ dùng bàn tay nhỏ của mình để kéo các sợi tóc ra. Hãy cắt tóc cho con cho tới khi tóc bé quá ngắn, không thể tự tóm lấy bằng bàn tay nho nhỏ.

    6. Hỏi ý kiến bác sĩ

    Nếu thói quen tự giật tóc của con bạn vẫn tiếp diễn trong khoảng thời gian nhiều hơn 2 tuần hay bé thực sự xuất hiện mảng hói trên đầu, đã đến lúc hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một chứng bệnh nghiêm trọng hơn, như chứng nghiện giật tóc chẳng hạn.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Giải trí?
Darebin RSL Sub-branch Vùng: Preston. Phone: 9484 4353
Xem thêm

Địa điểm giải trí và vui chơi hấp dẫn cho cả gia đình và bạn bè với nhiều món Steak đặc biệt nhất


Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2582299


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ