Kỳ kinh nguyệt kéo dài và những dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn có vấn đề
Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ kinh nguyệt nhưng kéo dài trên 7 ngày và mất đi lượng máu vượt quá 80ml/chu kỳ. Điều này có nghĩa là kỳ kinh nguyệt của bạn bị kéo dài hơn và mất nhiều máu hơn bình thường, một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài khoảng 28-30 ngày với thời gian hành kinh trung bình 3-5 ngày, mất đi khoảng 50-80ml máu.
Trong phần lớn các trường hợp, rong kinh không gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, rong kinh cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung hoặc ung thư tử cung trong các trường hợp nặng, các bác sĩ cảnh báo.
Và nếu không được giải quyết, rong kinh có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của bạn bởi gây thiếu máu hoặc sắt nghiêm trọng.
Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy kỳ kinh nguyệt của bạn có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang có vấn đề và cần phải đến gặp bác sĩ.
1. Kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày
Bác sĩ Vanessa MacKay, bác sĩ tư vấn phụ khoa, đại diện Đại học Sản và Phụ khoa (Anh Quốc) cho biết bất kỳ ai có kỳ kinh nguyệt bất thường nên đến gặp bác sĩ.
Bà cho rằng: “Nếu một người phụ nữ có kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn (kéo dài hơn 7 ngày) và mất nhiều máu hơn là dấu hiệu khác biệt cho thấy nó không bình thường, lúc này các cô gái cần đến gặp bác sĩ”.
2. Bạn phải thay băng vệ sinh hàng giờ
Bác sĩ Sarah Jarvis, bác sĩ đa khoa, Giám đốc Phòng khám Patient.info cho rằng mọi người nên chú ý đến sức khỏe của mình nếu như nhận thấy bản thân mình phải thay băng vệ sinh liên tục nhiều lần trong ngày bởi vì nó nhanh chóng bị ẩm ướt sau mỗi lần thay.
Bà nói thêm: “Một người phụ nữ trung bình mất khoảng 30-40ml máu trong suốt kỳ kinh nguyệt. Rong kinh là định nghĩa y học chỉ kỳ kinh nguyệt nặng, mất nhiều hơn 80ml máu”.
3. Bạn cảm thấy khó thở và mệt mỏi
Bác sĩ Jarvis cảnh báo rằng tình trạng kỳ kinh nguyệt nặng có thể gây ra thiếu máu và hao hụt sắt nghiêm trọng.
“Nếu bạn mất nhiều nguyên tố sắt trong suốt kỳ kinh nguyệt hơn là lượng sắt bạn hấp thụ được từ lượng thức ăn bạn nạp vào trong nhiều tháng, nó có thể gây ra sự thiếu máu và sắt nghiệm trọng cho cơ thể. Điều này khiến da bạn trở nên nhợt nhạt, gây ra cảm giác mệt mỏi và khó thở”, bác sĩ Jarvis nhận định.
Trong trường hợp nặng, nó có thể gây sưng mắt cá chân, chóng mặt và làm bạn ngất xỉu bất chợt.
4. Bạn có thể thấy cục máu đông
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyến cáo những phụ nữ cẩn thận nếu nhận thấy mình có cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt. Thông thường, nếu bị như vậy, bạn sẽ thấy các cục máu đông với kích thước lớn hơn 2.5cm. Điều này là bởi máu chảy nhiều gây rối loạn sự đông máu.
5. Bạn phải vật lộn với việc đi lại, di chuyển thường ngày
Nhiều phụ nữ nhận thấy họ không thể đi đứng như bình thường trong ngày đèn đỏ bởi những hạn chế vật lý trong kỳ kinh nguyệt.
Bác sĩ Jarvis cho biết: “Bạn có thể cảm thấy không khỏe, thực sự rất mệt mỏi và ốm, không thể tập trung được. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, khiến bạn dễ trở nên cáu kỉnh và khó di chuyển, đi lại được”.
6. Đau bụng kinh quằn quại
Kỳ kinh nguyệt nên được quan tâm cẩn trọng nếu bạn đang trải qua sự đau bụng kinh cực kỳ nặng nề. Các nghiên cứu chỉ ra rằng một số người phụ nữ đã trải qua cơn đau bụng kinh dữ dội đến mức nó sánh ngang với cảm giác đau tim.
7. Bạn có kỳ kinh nguyệt ngắn hơn bình thường
Không chỉ những kỳ kinh nguyệt kéo dài mới cần lưu tâm mà cả kỳ kinh nguyệt ngắn hơn bình thường cũng là dấu hiệu sức khỏe đang có vấn đề.
Bác sĩ Mackay cho rằng: “Kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi trong suốt vòng đời của người phụ nữ. Chẳng hạn, một người phụ nữ sẽ có kỳ kinh nguyệt không đều và ngắn hơn khi bắt đầu đầu mãn kinh”.
“Thông thường, kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 3-8 ngày, tức trung bình là khoảng 5 ngày. Nếu bạn có kỳ kinh ngắn hơn bình thường, bạn nên gặp bác sĩ”.
Các dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề
Bác sĩ MacKay cho biết những có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến rong kinh, bao gồm cả viêm màng dạ con. Các nguyên nhân đó có thể là u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm vùng chậu, polyp, ung thư tử cung và hội chứng buồng trứng đa nang.
Rong kinh cũng có thể là kết quả của rối loạn đông máu, một bên tuyến giáp hoạt động kém, bị tiểu đường hoặc sử dụng vòng tránh thai.
Xem thêm
Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/7-dau-hieu-cho-biet-ban-dang-co-van-de-trong-ky-kinh-nguyet-va-can-den-gap-bac-si-20200220131650173.chn