Khạc đờm ra máu có nguy hiểm không?
Nguyên nhân khiến khạc đờm ra máu
1. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng vi khuẩn, virus như Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, hoặc nhiễm nấm Aspergillus có thể là nguyên nhân gây khạc đờm ra máu vào buổi sáng.
2. Tắc mạch phổi
Tắc mạch phổi dùng để chỉ huyết khối bị vỡ và trôi nổi trong mạch máu, có thể có nhiều huyết khối. Huyết khối tĩnh mạch sâu là các huyết khối không di chuyển và nằm sâu trong tĩnh mạch. Thường thì các huyết khối được hình thành trong tĩnh mạch ở chân sẽ trở thành tắc mạch phổi. Các huyết khối có thể di chuyển vào các vùng khác nhau của một hoặc của cả hai phổi. Mức độ nghiêm trọng do tình trạng tắc mạch phổi gây ra phụ thuộc vào lượng máu không đến được phổi là bao nhiêu. Do đó, khi mắc tình trạng này, người bệnh thường có triệu chứng khạc đờm ra máu hoặc ho ra máu.
3. Viêm thanh quản
Bệnh viêm thanh quản cấp tính là tình trạng niêm mạc thanh quản bị tổn thương do nhiễm virus, cơ hội chữa khỏi cao. Trong khi đó, viêm thanh quản mãn tính xảy ra chủ yếu là do tiếp xúc lâu dài với các yếu tố như môi trường ô nhiễm. Trường hợp này, bệnh viêm thanh quản thường kéo dài và khó chữa trị hơn.
4. Viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản được biết đến là tình trạng viêm đường dẫn khí trong phổi. Các ống chính mà không khí chảy qua trong phổi được gọi là phế quản và phân nhánh chúng là các ống nhỏ hơn gọi là tiểu phế quản. Khi các ống này bị viêm, nó gây ra hẹp, co thắt và tắc nghẽn đường thở, dẫn đến các triệu chứng viêm phế quản.
5. Viêm phổi
Viêm phổi là một bệnh cảnh lâm sàng do tình trạng thương tổn tổ chức phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng) như phổi bị viêm, mà chủ yếu ảnh hưởng đến các túi khí nhỏ được gọi là phế nang. Viêm phổi thường gây ra bởi hiện tượng nhiễm trùng do nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác như ký sinh trùng thì ít phổ biến hơn. Ngoài ra viêm phổi cũng do nguyên nhân từ hóa chất độc hại.
6. Viêm amidan
Amidan là một tổ chức bạch huyết ở phía sau của cổ họng, là vị trí giao nhau giữa đường ăn và đường thở được ví như cửa ngõ quan trọng bảo vệ đường hô hấp. Chức năng chính và cũng là quan trọng nhất của amidan đó là ngăn chặn lại sự tấn công của các loại vi sinh vật (virus, vi khuẩn, vi nấm) đối với cơ thể. Ngoài ra, amidan còn có chức năng tiết ra các kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng. Đối với đường hô hấp, amidan, được coi như là “Một người lính canh gác và bảo vệ” ban đầu của đường hô hấp. Viêm amidan mạn tính (viêm amidan quá phát) là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần của amidan khẩu cái.
7. Giãn phế quản
Bệnh viêm phổi tái phát có thể dẫn đến giãn phế quản. Kho đó, đường thở, phế quản bị sưng to và sản xuất ra nhiều chất nhầy. Kèm theo đó là tình trạng thở khò khè, khó thở, hơi thở có mùi hô, da xanh xao, người mệt mỏi.
8. Lao phổi
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây khạc đờm ra máu vào buổi sáng. Kèm theo là sốt nhẹ về chiều, người mệt mỏi, ra mồi hôi trộm vào ban đêm, sút cân không rõ nguyên nhân… Để xác định được chính xác tình trạng này có phải do lao phổi hay không thì cần phải thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng.
9. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây tổn thương ở nhu mô phổi, mạch máu phổi, tổn thương đường thở gây khạc đờm ra máu. Dấu hiệu điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn còn gồm khó thở và ho có đờm. Thường người bệnh sẽ ho có đờm lẫn máu vào buổi sáng, đờm nhầy có mủ.
10. Ung thư phổi
Khạc đờm ra máu vào buổi sáng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị ung thư phổi. Nguyên nhân này chiếm đến 20%. Khi đó, người bệnh sẽ có thêm các dấu hiệu khác như chán ăn, thở khò khè, đau ngực, người mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân và ho ra máu.
11. Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là loại ung thư ác tính xuất hiện ở vòm họng phía sau, chỗ thắt vòm họng hoặc "ngách hầu". Ung thư vòm họng khác với những bệnh ung thư khác khi có sự xuất hiện, nguyên nhân, hành vi và điều trị bệnh. Là loại ung thư có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất ở độ tuổi 40 -60 tuổi. Bên cạnh triệu chứng khạc đờm ra máu, ung thư vòm họng còn xuất hiện kèm đau họng, cổ, tai và sụt cân.
Cần nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân khạc đờm có máu. (Ảnh minh họa)
Cách chữa khạc đờm ra máu
Tình trạng ho khạc ra máu được chia làm 3 mức độ nặng nhẹ khác nhau. Khi tình trạng bệnh này mới chỉ giai đoạn đầu thì cần phải theo dõi để phát hiện nguyên nhân. Bên cạnh việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng thì người bệnh cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Một số thực phẩm tốt cho người bệnh ho khạc ra máu là:
- Mật ong
- Mã thầy
- Cháo huyết mạch
- Cháo ngó sen
- Thịt lợn
- Hoa quả tươi …
Bên cạnh đó người bệnh cần lưu ý tránh những thực phẩm như:
- Đồ ăn cay nóng
- Hải sản
- Rượu, bia
- Thịt gà
- Lạc rang
Và những thực phẩm gây dị ứng … sẽ khiến tình trạng ho của bạn càng nặng nề hơn.
Khạc đờm ra máu có nguy hiểm không?
Qua những thông tin trên, có thể thấy tình trạng khạc đờm ra máu là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Nếu những bệnh lý trên không được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy việc phát hiện và điều trị sớm theo từng nguyên nhân gây bệnh là rất cần thiết.
Cụ thể, những bệnh nhân khi thấy cơ thể xuất hiện biểu hiện ho khạc ra máu dù ít nhưng kéo dài, hay ho khạc ra máu nhiều thì cần phải đi gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra trong một số trường hợp, ho khạc ra máu còn có thể xuất hiện máu kèm theo trong phân hay nước tiểu thì cũng cần phải đến bệnh viện gấp. Bởi tùy thuộc vào cơ địa của một người sẽ xuất hiện những biểu hiện khác nhau.
Việc điều trị tình trạng bệnh giai đoạn đầu sẽ nhanh khỏi và hạn chế được những biến chứng nguy hiểm. Do vậy nếu bạn thấy xuất hiện những triệu chứng ho khạc ra máu thì hãy nhanh chóng đi gặp các bác sĩ.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Tình trạng này hoàn toàn có thể biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, khi bệnh nhân xuất hiện kèm theo những dấu hiệu như sau, thì rất có thể họ đang gặp ung thư vòm họng. Khi ấy cần đưa bệnh nhân đến cơ sở ý tế gần nhất ngay lập tức:
- Đau đầu: lúc đầu chỉ đau đầu nhẹ sau đau tăng lên dữ dội, đau lan từ nửa bên này sang bên đối diện.
- Ù tai: lúc đầu chỉ ù một bên sau u liên tục cả hai bên, thính giác giảm.
- Ngạt mũi: ngạt mũi một bên sau ngạt mũi liên tục, có chảy mủ lẫn máu.
- Nổi hạch góc hàm: hạch lúc đầu nhỏ, rắn sau lớn dần theo thời gian, kích thước kém di động.
- Liệt các dây thần kinh sọ: khối u lan vào nền sọ làm liệt các dây thần kinh sọ…
Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/khac-dom-ra-mau-co-nguy-hiem-khong-nguyen-nhan-do-dau-c131a405063.html