Giáo dục về sự thất vọng có đáng được khuyến khích không?

11:00' 06-02-2024
Khi biết giáo viên chụp ảnh gửi cha mẹ, một số học sinh đã không cầm được nước mắt.


    Để học sinh hiểu ý nghĩa của kỳ thi cũng như sự khác biệt giữa điểm cao và điểm thấp, một cô giáo trẻ sinh năm 1990 ở Trung Quốc mới đây đã nghĩ ra một giải pháp khiến phụ huynh tranh cãi.

    Theo đó, sau khi kết thúc kỳ thi cuối kỳ, cô giáo yêu cầu những học sinh giỏi có điểm trên 90 (Trung Quốc có thang điểm 100) đứng thành hai hàng trước lớp rồi chụp ảnh gửi cho nhóm phụ huynh. Nhóm học sinh này vui mừng sau khi được khen ngợi, thậm chí khi chụp ảnh còn làm tay cắt kéo với nụ cười rạng rỡ, cảm giác giống như khi nhận được giấy chứng nhận.

    Bức ảnh học sinh xếp hàng trong một lớp học bị chia sẻ chóng mặt, cư dân mạng bức xúc: Muốn trẻ bị ám ảnh tâm lý hay sao? - Ảnh 1.

    Không ngờ, giáo viên không chỉ khen ngợi những học sinh làm bài thi tốt mà còn cho phép những học sinh điểm thấp "lộ mặt". Những em này cũng được gọi lên trước lớp và xếp hàng để chụp ảnh. Dù giáo viên không trực tiếp phê bình học sinh nào, cũng không đọc to điểm và thứ hạng cụ thể nhưng các em đều biết "vị trí" của mình, vẻ mặt rất khác với nhóm học sinh điểm cao trước đó.

    Khi biết giáo viên chụp ảnh gửi cha mẹ, một số học sinh đã không cầm được nước mắt. Phụ huynh các em thì có cảm xúc lẫn lộn, họ hiểu ý tốt của cô giáo nhưng cũng rất đau lòng khi nhìn thấy ánh mắt đau khổ của con mình.

    Giáo dục về sự thất vọng có đáng được khuyến khích không?

    Sự việc sau khi chia sẻ cũng khiến cư dân mạng tranh cãi. Một số cư dân mạng cho rằng giáo viên đã làm đúng, nên khiến học sinh xấu hổ về điểm kém để rút kinh nghiệm. Những lời phê bình thích đáng sẽ không làm tổn thương học sinh, chiều chuộng là cách hủy hoại học sinh phổ biến nhất. Nhưng nhiều ý kiến nhận, hành động này sẽ làm học sinh giảm nhiệt huyết và để lại bóng tối tâm lý.

    Khen thưởng và trừng phạt rõ ràng là nguyên tắc cơ bản của giáo dục, học sinh phải hiểu rõ điều gì nên làm và điều gì không nên làm để phát triển đúng hướng. Nếu trẻ làm điều tốt nhưng không được cha mẹ, thầy cô động viên, học sinh có thể sẽ không có được niềm vui, cảm giác thành tựu từ sự tiến bộ học tập. Đương nhiên sẽ không thể phát huy được khả năng và hứng thú trong việc học của mình.

    Về chuyện phê bình, trước đây, việc học sinh bị trách mắng vì điểm kém là chuyện bình thường, thậm chí còn bị phụ huynh đánh đập. Nhưng ngày nay, nhiều người hiểu, việc khiến trẻ thấy thua kém có thể dẫn đến cảm giác tự ti, khiến trẻ thu mình hơn là lấy đó làm động lực phấn đấu.

    Cùng con bình tĩnh đối mặt với kết quả, tìm ra mấu chốt vấn đề, những kiến thức thiếu hụt, đây là cách duy nhất để trẻ trưởng thành. Về phía giáo viên cũng cần tâm lý hơn trong việc nhắc nhở học sinh.

    "Tôi hiểu việc giáo viên và phụ huynh trao đổi các vấn đề về giáo dục con cái là cần thiết. Các thầy cô cũng không muốn bị coi là thiếu trách nhiệm nếu không thông tin đủ về tình hình học tập của con. Nhưng giáo viên không cần thiết phải phân chia và làm trẻ muối mặt như vậy.

    Có gì cần nhắc nhở, thầy cô có thể nói riêng với phụ huynh và cùng nhau tìm cách giải quyết, thay vì phê bình trước tập thể", một người nói.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Cultural Perspectives Vùng: Redfern. Phone: 0431 646 710
Xem thêm

Article sourced from KENH14.

Original source can be found here: http://kenh14.vn/buc-anh-hoc-sinh-xep-hang-trong-mot-lop-hoc-bi-chia-se-chong-mat-cu-dan-mang-buc-xuc-muon-tre-bi-am-anh-tam-ly-hay-sao-20240205023851894.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ