Đổ mồ hôi cảnh báo những căn bệnh gì?
Đổ mồ hôi là một chuyện vừa làm ta vui vẻ vừa làm ta khó chịu. Khi ta hoạt động thể dục thể thao, đổ mồ hôi giúp bản thân cảm thấy sảng khoái hơn. Nhưng nếu trong môi trường nắng nóng, độ ẩm cao, lúc nào trên người cũng mướt mát mồ hôi thì cũng thật khó chịu!
Đổ mồ hôi là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể, giúp làm giảm, giữ nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định. Người có sức khỏe bình thường sẽ toát ra khoảng 600 đến 700 ml mỗi ngày. Trời càng nóng, hoạt động càng nhiều mồ hôi sẽ toát ra nhiều hơn có thể lên đến 2% đến 6% trọng lượng cơ thể.
Hãy cẩn thận với những triệu chứng đổ mồ hôi nguy hiểm.
Hãy cảnh giác với ba loại bệnh biểu hiện thông qua đổ mồ hôi như sau
Bệnh cường tuyến giáp trạng (hyperthyroidism): Sợ nóng và đổ mồ hôi nhiều là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh này. Bên cạnh đó, bệnh còn kèm theo các dấu hiệu như tóc bị khô, rụng tóc, giòn móng, sụt cân,… Nếu bạn thường xuyên đổ mồ hôi ngay cả khi ngồi phòng mát thì cần phải nhanh chóng kiểm tra chức năng tuyến giáp.
Bệnh tiểu đường (diabetes): Bệnh nhân tiểu đường sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn mức bình thường, chủ yếu ở phần trên cơ thể như đầu, lưng,… Bệnh còn có biểu hiện đi kèm là bàn tay, bàn chân nhợt nhạt, hay bị run.
Bệnh u tủy thượng thận (pheochromocytoma): Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đổ mồ hôi là một triệu chứng phổ biến của bệnh. Thỉnh thoảng việc toát mồ hôi diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Bệnh còn đi kèm theo là các biểu hiện đau đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, da nhợt nhạt.
Một số lưu ý khi đổ mồ hôi để giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn
- Vào phòng máy lạnh nên tránh gió điều hòa thổi trực tiếp vào người, lập tức lau khô mồ hôi. Nhiệt độ môi trường thay đổi nhanh từ nóng sang lạnh làm cho nhiệt độ cơ thể cũng sẽ giảm đột ngột dễ tắc nghẽn tuyến mồ hôi.
- Lau mồ hôi bằng khăn khô hoặc khăn ấm. Lúc này, lỗ chân lông trên da sẽ mở ra nhanh chóng, nhiệt tỏa ra tốt hơn giúp cơ thể con người cảm thấy mát mẻ và thoải mái. Nếu lau bằng khăn lạnh, da sẽ bị kích thích khiến lỗ chân lông bị đóng lại, mao mạch co lại, nhiệt độ tích lũy trong cơ thể không được tỏa ra gây cảm giác khó chịu.
Nên lau khô mồ hôi bằng khăn khô, ấm.
- Nghỉ ngơi một lúc rồi hãy đi tắm. Khi cơ thể bạn vừa toát mồ hôi mà lập tức tắm bằng nước lạnh sẽ khiến mao mạch đột nhiên co lại, trở nên mỏng hơn. Một lượng lớn máu sẽ quay trở lại tim, làm tăng gánh nặng cho tim, gây ra các triệu chứng như tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt.
Nên tắm sau khi khô mồ hôi để tránh gây hại cho cơ thể
- Không nên uống nước lạnh. Nếu uống nước lạnh, lỗ chân lông sẽ bị co khít lại, làm cơ thể tạm thời dừng đổ mồ hôi, nhiệt độ cơ thể không tỏa ra được gây cảm lạnh. Khi bạn khát nước, nên uống nước ấm để làm dịu cơn khát. Mười phút sau nên uống nhiều lần, mỗi lần một ít nước muối để bổ sung lượng muối bị mất khi đổ mồ hôi.
Không uống nước lạnh và uống nước ấm khi đổ mồ hôi để bảo vệ sức khỏe.
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/do-mo-hoi-la-hien-tuong-binh-thuong-nhung-phai-het-suc-can-than-neu-di-kem-nhung-trieu-chung-sau-20190727213011953.chn