Đêm giao thừa có “2 thứ không tắt – 1 không đổ - 1 không đóng”, cả năm thịnh vượng bình an
Đêm giao thừa là thời khắc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Đây là dịp để mọi người tạm biệt những điều không may mắn và chào đón những điều tốt đẹp trong năm tới. Vì vậy, ngày này luôn được coi trọng, với nhiều phong tục tập quán phong phú được lưu truyền.
Và theo quan niệm dân gian, trong đêm giao thừa có 2 thứ tuyệt đối không được tắt, 1 thứ không đổ và 1 thứ không đóng. Điều này sẽ giúp mang lại may mắn, tài lộc cho năm mới, giúp gia chủ cả năm hanh thông, thuận buồm xuôi gió.
2 thứ không được tắt vào đêm giao thừa
- Đèn không tắt
Trong văn hóa dân gian, phong tục "đèn không tắt" vào đêm giao thừa mang ý nghĩa sâu sắc. Theo truyền thuyết, vào mỗi dịp cuối năm, có một con quái vật gọi là "niên thú" xuất hiện và gây hại cho con người.
Để xua đuổi con quái vật này, người dân đã sử dụng màu đỏ, ánh sáng và tiếng động. Chính vì vậy, ánh sáng từ xa xưa đã được coi là biểu tượng của sự sống và hy vọng, có khả năng xua tan bóng tối và những điều xấu xa.
Do đó vào đêm giao thừa, mọi người thường giữ cho đèn luôn sáng. Việc duy trì ánh sáng trong đêm giao thừa không chỉ giúp gia đình xua đuổi những điều xui xẻo, không may mắn mà còn là một cách cầu chúc cho sự hạnh phúc và phát đạt của gia đình trong năm mới.
- Hương không tắt
Việc thờ cúng tổ tiên và thần linh được coi là một phần quan trọng trong đời sống gia đình của người Việt. Vào đêm giao thừa, mọi người thường làm lễ “sang canh” tại nhà, bày biện các loại trái cây, bánh ngọt, trà và rượu, xôi, thịt gà,… để dâng lên tổ tiên và thần linh.
Ngoài ra, các gia đình cũng thắp hương và nến như một cách thể hiện lòng tôn kính đối với những người đã khuất, thần linh. Không tắt hương trong đêm giao thừa phản ánh mong muốn của con người về sự che chở và bảo vệ từ tổ tiên, thần linh, giúp gia đình luôn bình an và hạnh phúc trong năm tới.
1 thứ không được đóng vào đêm giao thừa
Người xưa tin rằng, vào đêm giao thừa, các linh hồn và thần thánh thường xuất hiện. Nếu đóng cửa thì có thể ngăn cản sự xuất hiện của Thần Tài và các vị thần may mắn, đồng thời tạo điều kiện cho tà ma xâm nhập. Do đó, các gia đình thường mở rộng cửa để chào đón các vị thần, mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình, đồng thời giúp xua đuổi tà khí.
Ngoài ra, sau khoảnh khắc giao thừa, nhiều vùng miền còn có tập tung xông đất. Khi đó, cả nhóm người sẽ cùng nhau lần lượt ghé thăm các gia đình để chúc Tết. Vì thế, việc mở cửa còn phản ánh được tinh thần hiếu khách của gia chủ.
1 thứ không được đổ vào đêm giao thừa
Theo quan niệm dân gian, không nên đổ rác vào khoảnh khắc giao thừa. Người xưa quan niệm rằng, rác rưởi là biểu tượng của sự ô uế, và nếu đổ rác vào thời điểm này, có thể sẽ mang đi tài lộc và vận may của gia đình.
Do đó, các gia đình thường dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ trước khi bước vào năm mới. Hãy đổ hết rác trong nhà vào chiều 30 Tết, nếu có rác vào đêm giao thừa, hãy giữ lại rác cho đến sáng mùng 2 Tết hẵng xử lý. Hành động này không chỉ mang ý nghĩa giữ lại tài lộc cho gia đình mà còn chào đón những điều tốt đẹp trong năm mới.
(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/phong-thuy/dem-giao-thua-co-2-thu-khong-tat-1-khong-do-1-khong-dong-ca-nam-thinh-vuong-binh-an-c171a621880.html