Dạy kèm con học tại nhà, bà mẹ trẻ lao xuống sông tự tử
Dạy kèm cho con học luôn được coi là một màn "tra tấn" tinh thần với phụ huynh khi con không chịu hợp tác, dạy mãi không hiểu, lười học. Thậm chí một bà mẹ ở Thượng Hải, Trung Quốc dưới đây còn nhảy xuống sông tự tử.
Đó là trường hợp của cô Lưu. Cô đã lao xuống sông tự vẫn vì đã mâu thuẫn gay gắt với con trai sau buổi dạy kèm học bài.
Lính cứu hỏa cứu cô Lưu từ dưới sông lên.
Sau khi nghe tin báo, lính cứu hỏa lập tức tới hiện trường và cứu cô Lưu lên. Tuy nhiên, trong cơn phẫn uất, bà mẹ trẻ vẫn vừa khóc vừa kêu lên: "Xin đừng cứu tôi, tôi thật sự mệt mỏi rồi!".
Đội cứu hộ đã phải thuyết phục cô Lưu và may mắn đã đưa cô vào bờ an toàn.
Một số người cho rằng, việc cô Lưu nhảy xuống sông là do tâm trạng quá bức xúc, căng thẳng khi dạy con học mà con cãi lại.
Trẻ em học online trong mùa dịch Covid-19.
Có người lại cho rằng, việc dạy kèm con chỉ là tác nhân phụ mà sự mệt mỏi căng thẳng của cô Lưu là vì cô phải gánh vác quá nhiều trách nhiệm trong gia đình: Vừa đi làm, chăm sóc con cái, dạy con học, nấu nướng, dọn dẹp… Với áp lực như vậy, nếu người phụ nữ không đủ mạnh về tâm lý sẽ rất dễ dẫn tới suy sụp tinh thần như cô Lưu.
Áp lực dạy con học với các bà mẹ lại cao hơn vì dịch Covid-19, khi con phải học trực tuyến ở nhà. Đặc biệt với học sinh tiểu học, nếu không có sự trợ giúp của bố mẹ thì các em sẽ khó hoàn thành bài học online.
Dạy con học ở nhà đã trở thành "cơn ác mộng" của nhiều phụ huynh, thậm chí có người đi ngủ vẫn mơ thấy giáo viên của con yêu cầu phụ huynh phải làm gì, kiểm tra bài vở như thế nào cho con.
Trong thời gian dịch bệnh, cha mẹ không thể tránh được áp lực dạy học tại nhà cho con, ngoài cách tự điều chỉnh tâm lý, các bậc phụ huynh nên chú ý những điều sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch và mục tiêu dựa trên khả năng thực của con. Một số cha mẹ luôn mong con học giỏi, trong khi lực học của con chỉ là mức trung bình. Mong muốn quá sức của con như vậy sẽ tạo thành áp lực của cả con và cha mẹ.
2. Cố gắng tạo không khí thoải mái trong buổi học kèm, đừng quát nạt trẻ bởi làm thế cả hai sẽ cùng căng thẳng và không thể đạt kết quả học tập như ý. Khi trẻ không hợp tác, không hiểu bài học khi cha mẹ đã giảng tới lần thứ 3, phụ huynh nên ra ngoài để bình tĩnh một chút và cho con nghỉ giải lao tầm 5-10 phút để tĩnh tâm lại.
Khi quay trở lại với bài giảng cũ, nếu con vẫn không hiểu, hãy bỏ qua để tìm một phương án khác như tìm người hiểu bài tập đó hơn để giảng cho con. Nếu phương án này không khả thi, cha mẹ và con nên dừng bài tập đó lại và làm sang bài khác.
Article sourced from AFAMILY.
Original source can be found here: http://afamily.vn/me-nhay-suong-song-tu-tu-sau-khi-day-kem-con-trai-hoc-bai-o-nha-20200309110710043.chn