Đặt két sắt vị trí này tiền đếm mỏi tay
1. Vị trí đặt két sắt hợp phong thủy
Theo nguyên tắc phong thủy, khi đặt két sắt chúng ta cần quan tâm đến hai điều. Thứ nhất là phương vị tức là vị trí. Thứ hai là hướng mở cửa két hay hướng nạp khí trong phong thủy.
Về phương vị, két sắt cần đặt ở nơi vượng khí hay đón được nhiều năng lượng nhất trong phòng. Thông thường đó là những vị trí chéo góc với cửa chính. Trong trường hợp có nhiều lựa chọn, chúng ta ưu tiên đặt két tại các cung tài lộc như Đông Nam, Đông Tứ Trạch. Ngoài ra hướng Tây đại diện cho Tây Tứ Trạch cũng là hướng tốt. Đây là 2 phương hướng mạnh nhất cho tài vượng.
Đặt két sắt cũng cần chú ý về hướng mở, tốt thì nên ưu tiên quay ra cửa phòng, chú ý không trực tiếp đối diện với cửa phòng. Trước mặt két cần phải rộng rãi, sáng sủa không bị cản trở bởi đồ đạc trong phòng. Bên trên két không nên đặt nhiều đồ đạc lộn xộn.
2. Chọn két sắt hợp mệnh với gia chủ
Két sắt đa số được làm bằng kim loại do đó chúng ta chỉ có thể chọn màu sắc hợp với bản mệnh phong thủy của từng người. Để đổi màu két sắt bạn có thể sơn lại hoặc dán đề can.
Ngoài ra, có thể tìm một số giải pháp khác để giúp két sắt phù hợp hơn về phong thủy. Chẳng hạn, người hợp với Mộc thì nên đặt két sắt trong ngăn tủ gỗ; người hợp Thổ có thể đặt két sắt trong hốc tường...
3. 3 vật phong thủy nên đặt trong két sắt
Tỳ hưu
Tỳ hưu (còn gọi là kỳ hưu) không có ở Việt Nam. Nó là sản phẩm theo truyền thuyết của người Hồng Kông. Hình dáng giống con kỳ lân nhưng dài người hơn 1 chút vì là rồng con. Trong truyền thuyết về con rồng ở Hồng Kông, tỳ hưu là con út (con thứ 9), sinh ra bị dị tật bẩm sinh, không có hậu môn. Vì bị dị tật nặng như vậy, nên sau vài ngày chào đời, tỳ hưu thăng thiên. Ngọc Hoàng Thượng đế thấy tỳ hưu khóc thảm thương nên rất lấy làm đau xót, cho rằng đó là lỗi của mình gây ra nên đã cho tỳ hưu trở lại nhân gian, hiển linh thành thần. Từ đó, nhân dân các địa phương đều thờ tỳ hưu làm thần giữ của trong nhà. Nguyên do là nó chỉ có ăn mà không có thải. Bao nhiêu của nả vào mồm nó là không có đường ra.
Thiềm thừ
Thiềm thừ còn gọi là cóc vàng 3 chân, theo truyền thuyết của người Hoa) vốn là yêu tinh được Lưu Hải – một đệ tử của tiên ông Lã Động Tân – thu phục, sau đó trở thành cóc thần theo Lưu Hải đi khắp nơi, chuyên nhả ra tiền giúp đỡ người nghèo khổ, vì vậy nó còn được gọi là chiêu tài thiềm.
Thiềm thừ tuy giống cóc nhưng hình dáng cũng rất đặc biệt, chân giẫm lên nhiều đồng tiền, đầu đội lưỡng nghi (trên đầu có một hình tròn và hai con cá quay lưng vào nhau như lưỡng nghi). Lưng có hai xâu tiền chứa rất nhiều đồng tiền và nhiều nốt sần sùi như các vì sao.
Một số tài liệu khác lại cho rằng Lưu Hải lúc nhỏ câu được cóc 3 chân và sau đó luôn gặp may mắn, cuối đời đã được Lã Động Tân thu làm đệ tử và giúp tu hành thành tiên. Hai xâu tiền bên lưng được coi là sợi dây ngũ sắc mà Lưu Hải thường chơi với cóc.
Tiền xu hoa mai
Còn đồng tiền xu hoa mai là một đồng tiền có hình dáng như bông hoa mai. Trong số các loại tiền xu dùng trong phong thủy, đồng tiền hoa mai có 5 cánh tượng trưng cho ngũ hành, là vật chuyên dùng để trấn yểm hung khí, đem lại sự thịnh vượng về tài lộc.
Nhận mọi công việc service xe lớn hay nhỏ
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/nha-dep/cuoi-nam-dat-ket-dung-phong-thuy-ngheo-hen-may-cung-hoa-dai-gia-c169a418589.html