Chuyên gia liệt kê một số sai lầm độc hại trong việc nuôi dạy con cái, khiến trẻ trở nên ích kỷ, ỷ lại
Những mái ấm tốt nhất là nơi có sự nhân ái, nơi ưu tiên tiếng nói và tình cảm của trẻ thơ. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi lên ba tuổi, trẻ em bắt đầu thể hiện lòng trắc ẩn và sự đồng cảm. Đồng thời có thể hiểu rằng cảm xúc và trải nghiệm của chúng có thể không giống mọi người.
Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng được giáo dục cẩn thận về lòng trắc ẩn hay biết ơn. Chuyên gia đã liệt kê một số sai lầm độc hại trong việc nuôi dạy con cái, khiến chúng có thể trở nên ích kỷ và ỷ lại hơn khi trưởng thành.
1. Luôn nói "Có"
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ được cha mẹ nuông chiều khi lớn lên thường quan tâm nhiều hơn đến bản thân, ít thể hiện sự đồng cảm với người khác. Ngoài ra, chúng có thể cư xử vô lễ, không theo nguyên tắc chung.
Do đó, phụ huynh nên không nên thỏa hiệp, bắt đầu nói "Không" một cách ân cần khi trẻ đòi hỏi quá mức.
Cha mẹ không nên thỏa hiệp với con.
2. Không tìm cơ hội giáo dục con
Nhiều phụ huynh cho rằng con còn nhỏ nên không để ý đến các thứ xung quanh. Tuy nhiên, trẻ em là những người có khả năng quan sát kỹ để biết cách cha mẹ phản ứng với các tình huống.
Cha mẹ luôn muốn con mình nhìn nhận điều tốt đẹp ở mọi người, bất kể vấn đề nhỏ hay người đó là ai. Ngay cả những đứa trẻ nhỏ tuổi nhất cũng có thể quen với việc đặt mình vào vị trí của người khác.
Để tạo lập được đức tính này, cha mẹ có thể thiết lập các tình huống giả định, đặt ra câu hỏi liệu con sẽ làm gì nếu con ở trong tình huống đó. Chẳng hạn, khi mua sắm, phụ huynh có thể hỏi con sẽ mua gì cho anh, chị, em. Điều này khiến con học cách biết đặt mình vào vị trí người khác, quan tâm mọi thứ nhiều hơn.
Cha mẹ nên giáo dục con mỗi khi có cơ hội.
3. Không đề cập đến tình hình xung quanh
Trong giai đoạn phát triển, trẻ em dần có hiểu biết cụ thể và cảm thông hơn đối với một nhóm người bị áp bức. Đây là lý do cho việc trò chuyện với con về những gì ta nhìn thấy trên bản tin, nghe được ở bên ngoài hay đọc trên mạng xã hội là rất quan trọng.
Tuy nhiên, bậc phụ huynh cần lưu ý và chắc lọc thông tin khi trò chuyện cùng con. Điều này giúp trẻ em thấy và hiểu rằng thế giới này còn nhiều điều hơn là quả bóng nhỏ của chúng.
Những gì đang xảy ra trên thế giới có thể trở thành ví dụ để cha mẹ dạy con cách quan tâm, hỗ trợ hoặc lên tiếng bảo vệ người yếu thế. Cha mẹ gieo càng nhiều hạt giống nhân ái, con sẽ thu hoạch được nhiều điều hay, lẽ phải.
Phụ huynh cần sàng lọc thông tin khi trò chuyện cùng trẻ.
4. Cho con mọi thứ nhưng không dạy con về lòng biết ơn
Trong thời điểm mà học sinh coi việc dùng điện thoại xa xỉ, tiêu tiền như nước là điều hiển nhiên, việc dạy dỗ lòng biết ơn có thể trở thành trận chiến khó khăn.
Nghiên cứu cho thấy rằng lòng biết ơn có liên quan đến hạnh phúc ở trẻ em trong độ tuổi lên 5. Điều này có nghĩa việc truyền lửa cho con về lòng biết ơn khi còn nhỏ có thể giúp chúng lớn lên trở thành những người hạnh phúc. Phần lớn các nghiên cứu về lòng biết ơn tập trung vào người lớn. Song lợi ích của lòng biết ơn lại dành cho tất cả mọi người.
Tuy nhiên, dạy con về lòng biết ơn không phải điều dễ dàng. Đây là khái niệm khó hiểu đối với trẻ nhỏ và có thể gây khó chịu khi cố gắng áp dụng khái niệm quan trọng này.
Phụ huynh có thể khuyến khích con nói "Cảm ơn" một cách thường xuyên. Cha mẹ nên cho con thấy rằng dù điều tồi tệ có xảy ra, cuộc sống vẫn còn nhiều điều tươi đẹp để chúng cảm thấy biết ơn.
Trẻ em luôn nhìn vào người lớn để làm gương cho các hành vi của chúng.
5. Không cho con làm công việc tình nguyện
Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể trải nghiệm những gì người khác đã trải qua. Song chúng ta có thể kết nối con người với con người thông qua hoạt động tình nguyện.
Theo Bảo tàng Trẻ em, hoạt động tình nguyện giúp trẻ biết trân trọng những gì chúng có. Đồng thời trẻ có thể nhìn thế giới qua con mắt của người khác. Ngoài ra, lòng nhân ái trong một cộng đồng có nghĩa là xích lại gần nhau theo ý tưởng chung, là nhìn thấy người khác và cố gắng hiểu những gì họ đã trải qua.
Thông qua việc đi làm tình nguyện ở bếp hay mái ấm giúp trẻ thấy rằng không phải ai trên thế giới này cũng được đặc ân như chúng. Bên cạnh đó, những cuộc trò chuyện liên tục về hoạt động tình nguyện sau trải nghiệm luôn hữu ích.
Article sourced from AFAMILY.
Original source can be found here: http://afamily.vn/chuyen-gia-nuoi-con-dung-lam-nhung-dieu-doc-hai-nay-neu-khong-muon-tre-tro-nen-ich-ky-y-lai-2022012212321554.chn