Chủ tịch FSB kêu gọi giám sát chặt chẽ tiền điện tử
Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Nhật Bản cuối tuần trước, nhà lãnh đạo các nước thành viên đã nhận được lá thư từ FSB trong đó, ông Quarles kêu gọi cần khai thác lợi ích của đổi mới tài chính và công nghệ, bao gồm cả các rủi ro.
Ông đặc biệt liên hệ tới việc sử dụng “tài sản tiền điện tử” cho mục đích thanh toán cá nhân và nói rằng việc sử dụng rộng rãi các loại tiền điện tử cần được giám sát chặt chẽ hơn để đảm bảo tuân thủ theo các quy định tiêu chuẩn cao.
Lá thư được cho là rất kịp thời, vì từ đầu tháng trước, Facebook đã thông báo kế hoạch ra mắt loại tiền điện tử mới Libra, dự kiến trong nửa đầu năm tới. Đây là một tham vọng toàn cầu mà 2,4 tỷ người sử dụng Facebook có thể giúp hiện thực hóa.
Cuối tuần trước, Ngân hàng Thanh toán quốc tế cũng cảnh báo tiền điện tử do các công ty công nghệ lớn phát hành có thể nhanh chóng thiết lập vị trí thống trị trong nền tài chính toàn cầu, đe dọa sự cạnh tranh và ổn định.
Không giống như các loại tiền điện tử khác, vốn không có giá trị nội tại và do đó không ổn định, Libra được neo vào một giỏ tiền tệ định danh (tiền do các chính phủ phát hành và đảm bảo).
Khi các cá nhân mua Libra, liên doanh Facebook sẽ thu được một lượng tiền định danh tương ứng và đảo ngược quá trình đó khi đồng Libra được mua và hoàn lại.
Điều đó có nghĩa là giá trị của Libra sẽ tương đối ổn định vì chúng có được sự hậu thuẫn của các tài sản cố định có mệnh giá bằng một số lượng nhỏ các loại tiền tệ chính.
Đồng Libra của Facebook có thể giảm các chi phí giao dịch trung gian của quá trình thanh toán, đặc biệt là các giao dịch xuyên biên giới, nếu có thể tránh được các “website kiểm soát đắt tiền.”
Thu nhập từ tài sản cố định được cho là sẽ đảm bảo của việc phát hành Libra. Không giống như lãi suất từ tiền gửi ngân hàng, các bảo đảm này sẽ trao cho Facebook và các đối tác khác quyền kiểm soát trao đổi để đạt lợi nhuận cao hơn.
Facebook và các gã khổng lồ công nghệ khác đã chứng minh họ có khả năng khai thác hiệu quả kinh tế của mình về quy mô và hiệu ứng mạng để tạo ra hệ sinh thái thanh toán toàn cầu thống trị với số lượng người dùng khổng lồ.
Thông tin tài chính về cơ bản chỉ là dữ liệu và Facebook cùng các đối tác của mình sẽ có thể phát triển cơ sở người dùng Libra và khai thác dữ liệu của họ từ cả hai nguồn Libra và trong các kênh hiện tại để kiếm lợi nhuận, nếu việc kiểm tra và quản lý vẫn lỏng lẻo như những gì đang thực hiện với Facebook và Google hiện nay.
Thậm chí ngay cả khi Facebook chỉ duy trì Libra là một hệ thống thanh toán, giữ đồng tiền này trong sự lưu thông cùng các loại tiền tệ định danh dự trữ khác, thì các quyết định mà Facebook đã đưa ra về tiền tệ và tài sản để mua, sẽ có khả năng làm dịch chuyển thị trường trái phiếu và tiền tệ.
Do đó quan điểm cho rằng Hiệp hội Libra, một tổ chức độc quyền, không được kiểm soát do Facebook dẫn đầu, có thể trở thành một "ngân hàng bóng tối" toàn cầu hay thậm chí là một ngân hàng trung ương toàn cầu không chỉ làm bối rối mà còn gây lo ngại lớn.
Đó là lý do vì sao các chính phủ và ngân hàng trung ương nên làm mọi điều có thể để đảm bảo rằng đồng Libra được kiểm soát nghiêm ngặt để hạn chế hệ lụy gì có thể xảy ra - hay tiêu diệt nó trước khi nó có cơ hội gây ra các hệ lụy đó.
Article sourced from VIETNAMPLUS.
Original source can be found here: http://www.vietnamplus.vn/gioi-chuyen-gia-khuyen-cao-ve-tien-dien-tu-libra-cua-facebook/580321.vnp