Chồng nhất quyết đưa bố tới ở cùng để chăm cháu, nhận cuộc gọi của ông tôi khóc nấc
Công việc của ông làm nặng nhọc nhưng mỗi tháng chỉ kiếm được hơn 2 triệu. Dạo này sức khỏe của ông yếu, thu nhập cũng bớt dần theo độ tuổi. Nghe nói ngày mẹ chồng còn sống thường xuyên ốm đau, ông làm được bao nhiêu tiền đều đổ hết vào chữa bệnh cho bà. Thế nên sau ngày mẹ mất, gia đình chồng cũng khánh kiệt và bố anh ấy bắt tay kiếm tiền từ đầu để lo cho tuổi già.
Trước khi cưới, chồng từng tâm sự với vợ:
“Cả đời bố vất vả vì vợ con, thế mà già rồi vẫn phải đi làm thuê kiếm từng đồng nuôi sống bản thân. Anh là con mà chưa báo đáp được công ơn của bố nên trong lòng lúc nào cũng dằn vặt bất an”.
Lúc đó tôi chỉ biết an ủi động viên chồng, sau này sẽ cố gắng đối xử tốt và chăm sóc bố lúc về già.
Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản, tôi nhờ bà ngoại ra phố chăm cháu để đi làm. Nhưng bà mới ở được hơn 2 tháng thì anh cả tôi gọi về chăm sóc cháu nội. Nếu bà cứ đi phục vụ cháu ngoại thì về già vợ chồng anh ấy không quan tâm. Sợ cuối đời con dâu và con trai đối xử tệ nên mẹ tôi đành phải về quê.
Lúc đó tôi chỉ biết an ủi động viên chồng, sau này sẽ cố gắng đối xử tốt và chăm sóc bố lúc về già. (Ảnh minh họa)
Sau đó, tôi muốn thuê người giúp việc trông con nhưng chồng tiếc tiền nói:
“Mỗi tháng bỏ ra 6 triệu thuê người làm, còn bố anh làm việc vất vả cả tháng mới được 1 nửa số tiền đó. Hay chúng ta mời bố ra chăm cháu và trả lương hàng tháng. Bố sẽ tiết kiệm được 1 khoản tiền kha khá và cuối đời chúng ta không phải lo tiền dưỡng già cho ông nữa”.
Tôi bảo bố chỉ quen làm những việc của đàn ông, còn việc nội trợ chăm sóc trẻ em làm không được. Công việc của tôi bị tồn đọng khá nhiều, không có thời gian ở bên con và việc nhà. Đã mất công bỏ ra số tiền thuê người làm thì tìm người biết việc mà làm, ai đi thuê bố chứ.
Nhưng vì muốn tạo công ăn việc làm cho bố đẻ nên chồng tôi vẫn quyết tâm gọi ông ra thành phố chăm cháu. Không muốn vợ chồng căng thẳng, tôi đành chấp nhận nguyện vọng của anh ấy.
Mấy tháng đầu bố chồng làm việc chăm chỉ và cũng chịu nghe lời các con. Dù sao ông cũng là bố chồng nên tôi không dám phó thác việc nhà cho ông ấy. Hằng ngày tôi chỉ để ông chăm sóc cháu và rảnh thì nấu nướng, còn việc dọn dẹp nhà cửa và chợ búa là tôi đảm nhận hết.
1 tháng nay, mỗi lần đi làm về, tôi thấy mặt ông nội đỏ và hơi thở có mùi rượu. Dù trong lòng rất khó chịu nhưng tôi vẫn nhắc khéo ông là trông coi cháu nhỏ không được uống rượu bia.
Mấy tháng đầu bố chồng làm việc chăm chỉ và cũng chịu nghe lời các con. (Ảnh minh họa)
Ông thanh minh:
“Buổi trưa bố nhấp có cốc bia cho dễ tiêu thức ăn, bố biết chừng mực, con không phải lo đâu”.
2 tuần trước, tôi đang làm việc thì thấy bố chồng gọi điện nói méo cả giọng, báo tin con tôi bị xe tông và đang được đưa đi cấp cứu.
Vợ chồng tôi hoảng sợ lao đến bệnh viện. Tôi đã khóc ngất đi khi bác sĩ báo tin con bị tổn thương não nặng, khó có thể hồi phục.
Tôi bàng hoàng khi bố chồng hối hận kể lại mọi chuyện:
“Tất cả do lỗi của bố. Bố đưa cháu đến quán bia vỉa hè gần nhà làm vài cốc như mọi ngày. Trên đường về, trong người có chút men nên không kiểm soát được bản thân, bố cho là người đi đường sẽ nhường đường cho người đi bộ nên sang đường khi có nhiều xe. Không ngờ có 1 xe tải lao đến hất văng chiếc xe đặt cháu ra xa nhiều mét”.
Những lời hối lỗi của bố chồng đã quá muộn. Tất cả tại chồng tôi, không nghe lời vợ, tin tưởng bố để rồi giờ con tôi nằm 1 chỗ, không biết bao giờ mới hồi phục lại bình thường nữa.
Trong lòng tôi hận bố chồng vô cùng mà không dám nói gì. Còn chồng bênh vực bố bảo số phận con nó thế, có tránh họa này cũng gặp họa khác mong vợ đừng đổ hết lỗi lên đầu bố. Bố chồng uống say gây họa cho cháu, chẳng lẽ tôi bỏ qua tất cả sao?
Xem thêm
Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/tam-su/chong-nhat-quyet-dua-bo-toi-o-cung-de-cham-chau-buoi-trua-nhan-dien-thoai-cua-ong-toi-khoc-nac-c391a593727.html