Cha mẹ nên làm gì khi trẻ xung đột với anh chị em?
1. Biết khi nào cần can thiệp và khi nào nên để bọn trẻ yên
Bạo lực, bắt nạt và các dấu hiệu khác của sự rối loạn về thể chất cần phải được ngăn chặn từ sớm. Cách tốt nhất là cha mẹ giải thích nhẹ nhàng và để bọn trẻ tự giải quyết. Các nghiên cứu chỉ ra đứa trẻ biết giải quyết xung đột sẽ trở thành người lớn bao dung. Vì vậy, lần tới khi con bạn đánh nhau, thậm chí là nặng lời, hãy để chúng tự giải quyết, miễn không có sự đe dọa hay bắt nạt về thể chất.
2. Hòa giải nhưng không phán xét
Chúng ta yêu thương con cái của mình như nhau. Nhưng đôi khi không thể hiện sự đối xử bình đẳng khi chúng đánh nhau. Bạn có thể vô tình đứng về phía một đứa trẻ hơn những đứa trẻ khác, thậm chí tạo ra nhiều sự oán giận giữa chúng.
Đừng đứng về phía nào, thay vào đó, hãy khuyến khích bọn trẻ nói chuyện với nhau, xác định tính chất vấn đề. Yêu cầu con bạn tìm ra giải pháp, giúp chúng đạt được thỏa thuận.
3. Yêu cầu bọn trẻ ngừng lại, nhìn nhận vấn đề sau một thời gian
Trẻ em nhanh nổi giận hơn người lớn, nhưng chúng cũng nhanh quên. Nếu bạn thấy cuộc tranh cãi không có kết quả khả thi thì hãy yêu cầu bọn trẻ nghỉ ngơi, dành chút không gian, tạm dừng việc đánh nhau. Cho bọn trẻ làm việc khác trong một thời gian. Khi mọi thứ bình tĩnh hơn, bọn trẻ có thể đã quên đi những cảm xúc bùng nổ lúc đầu.
4. Di chuyển ra ngoài để nghỉ ngơi
Một cách tốt tránh đánh nhau ngay từ đầu là cho trẻ ra ngoài trời. Đại dịch khiến trẻ ở trong nhà một thời gian dài. Nếu bạn phát hiện ra dấu hiệu cáu kỉnh, hãy rủ trẻ đi chơi bóng trong công viên hoặc đạp xe. Tham gia cùng trẻ nếu bạn có thời gian.
5. Dành thời gian cho từng trẻ
Trẻ ở các độ tuổi và giới tính khác nhau có thể xuất hiện một số vấn đề muốn trao đổi với riêng một người. Với tư cách là một người mẹ, người cha hoặc người chăm sóc, hãy dành thời gian cho trẻ và làm những gì cả hai thích để gắn kết gia đình.
6. Kỷ luật như nhau
Mặc dù bạn có thể không đứng về phía nào hoặc can thiệp quá nhiều, nhưng đôi khi bạn phải quên đi ai là người bắt đầu cuộc chiến. Nếu anh chị em đánh nhau, hãy kỷ luật chúng như nhau.
7. Tỏ ra không quan tâm với một cuộc tranh cãi nhỏ nhặt
Nhiều lần, trẻ em đánh nhau vì chúng thích sự chú ý. Khi con bạn tranh cãi về những vấn đề nhỏ, hãy bỏ qua, tỏ ra chán nản, không quan tâm. Nhưng khi họ làm điều gì đó tốt đẹp cho nhau, hãy biểu dương và biến nó thành vấn đề lớn. Điều này khiến trẻ hiểu rằng chúng càng chung sống hòa thuận thì càng nhận được nhiều lời khen ngợi và sự chú ý từ cha mẹ.
8. Hiểu sự gắn kết của anh chị em
Với trẻ em, các vấn đề trục trặc đến và đi phần lớn liên quan đến lứa tuổi của chúng. Vì vậy, cho dù đó là hai đứa trẻ hay cả một gia đình thì sự gắn kết luôn có thay đổi. Là cha mẹ, bạn phải đi theo dòng chảy đó.
9. Trên tất cả, cha mẹ hãy giữ bình tĩnh
Hãy luôn nhớ rằng bạn là người trưởng thành, không thể chỉ xông vào bắt đầu la hét và gọi tên. Miễn là cuộc chiến không quá gay gắt hãy tạm dừng và đếm đến 10 trước khi bắt đầu.
Định hướng cảm xúc của chính bạn trước khi cố gắng khiến bọn trẻ bình tĩnh.
10. Khoa học liệt kê lý do dẫn đến cuộc chiến giữa anh chị em trong nhà
Đối xử ưu tiên: Một số nền văn hóa coi trọng giới tính này hơn giới tính khác có thể dẫn đến sự oán giận và xô xát giữa anh chị em. Một cuộc chiến giành sự bình đẳng với anh chị em trong nhà có thể xuất hiện sự oán giận dẫn đến đánh nhau.
Cần chú ý: Đôi khi anh chị em có thể gây gổ với nhau nếu chúng nghĩ rằng đây là một cách để thu hút sự chú ý của cha mẹ. Đây là nhu cầu về tình yêu và thời gian của bạn dành cho chúng.
Tính khí cá nhân: Tất cả trẻ em đều khác nhau, ngay cả khi chúng có chung gen. Xung đột giữa các cá thể khác nhau sống gần nhau là bình thường.
Phong cách nuôi dạy con cái: Trẻ học cách giải quyết tranh luận từ bạn. Hãy xử lý mọi việc một cách bình tĩnh, chúng cũng sẽ học cách làm như vậy.
Xem thêm
Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn
Article sourced from VNEXPRESS.
Original source can be found here: https://vnexpress.net/lam-gi-khi-tre-danh-nhau-voi-anh-chi-em-4416943.html