Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

11:00' 04-05-2024
Trồng cây lưỡi hổ theo 3 quy tắc này, chồi non mọc lên tua tủa, lá tràn đầy sức sống.


    Cây lưỡi hổ có lá dày, dài và thẳng, trông giống như thanh kiếm đâm thẳng lên bầu trời, rất có khí chất. Lá có sọc vàng hoặc xanh trắng trông khá đẹp mắt nên có giá trị làm cảnh khá cao.

    Lưỡi hổ có khả năng chịu hạn tốt và môi trường sinh trưởng nửa râm mát nên rất thích hợp trồng trong nhà. Ngoài ra, loại cây cảnh này còn có khả năng hấp thụ một số loại khí độc, đặc biệt là formaldehyde và một số bụi mịn trong không khí. Do đó, trồng một chậu trong nhà có thể thanh lọc không khí, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

    Trồng cây lưỡi hổ theo 3 quy tắc này, chồi non mọc lên tua tủa, lá tràn đầy sức sống - 1
     

    Tuy lưỡi hổ có nhiều loại, đa dạng về hình dáng nhưng kỹ năng chăm sóc là như nhau. Để trồng cây lưỡi hổ tốt thì bạn nên tuân theo 3 quy tắc dưới đây, đảm bảo cây sẽ ra chồi non tua tủa, lá căng tràn đầy sức sống.

    1. Thay đất chậu cho cây lưỡi hổ

    Trước hết bạn cần quan sát đất trồng của cây lưỡi hổ, nếu đất quá cứng và không có chất dinh dưỡng thì bạn có thể thay thế bằng một ít đất cát tơi xốp, màu mỡ. Bởi nếu đất quá cứng hoặc thiếu chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng của cây, thậm chí gây thối rễ, chết cây.

    Bạn có thể trộn thêm một ít đất dinh dưỡng hoặc đất mốc lá, phân hữu cơ đã phân hủy vào đất để trồng cây lưỡi hổ. Khi đất tơi xốp, thoát nước tốt, giàu chất dinh dưỡng thì tự nhiên cây lưỡi hổ sẽ phát triển nhanh hơn, lá cứng cáp hơn, các đường vân trên lá rõ ràng hơn.

    Ngoài ra, khi đất tốt thì khả năng cây sinh trưởng mạnh mẽ hơn, nhanh chóng thúc đẩy chồi mới mọc lên.

    Trồng cây lưỡi hổ theo 3 quy tắc này, chồi non mọc lên tua tủa, lá tràn đầy sức sống - 2

    2. Bảo trì xen kẽ trong nhà và ngoài trời

    Nhiều người trồng cây lưỡi hổ và cho rằng nó chịu bóng tốt. Thực ra, lưỡi hổ là loại cây ưa sáng, thích ánh sáng tán xạ và không chịu được ánh nắng gay gắt trực tiếp chiếu vào.

    Mặc dù lưỡi hổ là cây cảnh có thể chịu được bóng râm và có thể trồng trong nhà, nhưng nó sẽ không phát triển tốt và không mọc chồi mới thường xuyên. Không những vậy, để trong môi trường thiếu sáng lâu dài thì lá dễ bị mềm oặt, đường vân không rõ ràng. Do đó, tốt hơn hết bạn nên bảo trì xen kẽ trong nhà và ngoài trời.

    Bạn có thể trồng cây lưỡi hổ ở trong nhà một tháng, sau đó đưa cây ra ngoài trời để một thời gian, khoảng 1-2 tuần trước khi đưa vào nhà. Lưu ý, khi đưa ra ngoài trời, bạn nên tránh để cây tiếp xúc với ánh nắng gay gắt nếu không cây dễ bị cháy lá, chết cây.

    Trồng cây lưỡi hổ theo 3 quy tắc này, chồi non mọc lên tua tủa, lá tràn đầy sức sống - 3

    3. Chú ý cắt nước cho cây lưỡi hổ

    Nếu đất trồng và ánh sáng trồng cây lưỡi hổ không có vấn đề gì thì mà cây vẫn không mọc chồi mới thì vấn đề có thể nằm ở tưới nước. Khi trồng cây lưỡi hổ, cần đảm bảo chậu không tích nước quá thường xuyên, nếu không đất sẽ bị ẩm thì hệ thống rễ dễ bị thối.

    Với cây trồng trong nhà, mỗi tuần chỉ cần tưới nước một lần, chú ý không tưới vào giữa lá, nếu không lá sẽ dễ bị thối. Đối với lưỡi hổ trồng ngoài trời cần chú ý tránh để “tắm” mưa kéo dài và tránh để nước tích tụ trong đất trồng chậu, nếu không rễ và lá dễ bị thối.

    Hoặc khi tưới nước, bạn cần tuân thủ quy tắc khi đất khô hẵng tưới, như vậy sẽ có lợi hơn cho sự phát triển của bộ rễ.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Siêu thị?
Big Sam Market Vùng: Niddrie. Phone: 9366 2237
Xem thêm

chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/cay-canh-vuon/trong-cay-luoi-ho-theo-3-quy-tac-nay-choi-non-moc-len-tua-tua-la-tran-day-suc-song-c283a593879.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ