Cách phòng chống say nắng hiệu quả mà ai cũng có thể áp dụng
Say nắng là gì?
Say nắng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm... Đi nắng bị cảm là trường hợp đặc thường gặp của say nắng. Khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, nhiều tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể.
Như vậy say nắng thường biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh sớm, rất rõ tổn thương có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Một số trường hợp có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.
Dấu hiệu bị say nắng
- Đau đầu, chóng mặt, nôn mửa
- Đột quỵ
- Da đỏ
- Sốt cao
- Thở gấp
- Sốt cao
- Cơ thể mệt mỏi, mắt lờ đờ
- Cơ chuột rút hoặc yếu kém
Cách chữa say nắng
Trước một trường hợp say nắng, say nóng cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng những cách chữa say nắng theo các bước:
Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân: Việc tiến hành giúp bệnh nhân hạ nhiệt là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi say nắng, nguyên nhân là do thân nhiệt tăng và mất nước.
- Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo.
- Cho uống nước mát có pha muối.
- Chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.
- Trường hợp nặng, người bệnh bất tỉnh nhân sự thì lập tức dùng ngón tay cái lần lượt bấm mạnh huyệt nhân trung (ở điểm nối 1/3 trên với 2/3 dưới của rãnh mũi môi) và huyệt thập tuyên (ở đỉnh cao nhất giữa 10 đầu ngón tay), có tác dụng khai khiếu (làm thức tỉnh) và tiết nhiệt (thải nhiệt, giải nhiệt), giật tóc mai.
- Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.
Tại các trung tâm y tế, nạn nhân sẽ được truyền bù nước và điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ khác. Trong trường hợp nạn nhân sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp nạn nhân hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy.
Người bệnh say nắng sau khi đã tỉnh không nên trở lại làm việc ngay mà cần nghỉ ngơi thêm ít nhất là 3 ngày.Uống các thuốc giải say nắng, nghỉ ngơi nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Cách phòng chống say nắng
Một điều quan trọng là phải có các biện pháp dự phòng say nắng. Cách phòng chống say nắng hiệu quả mà ai cũng có thể áp dụng là:
- Không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức.
- Tránh các hoạt động thể lực quá sức.
- Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính, …
- Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ý nghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng.
- Thường xuyên uống nước dù chưa khát. Nên uống nhiều nước có pha muối hoặc tốt nhất là uống dung dịch oresol, nước trái cây.
- Nên định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15 - 20 phút.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: http://eva.vn/https://eva.vn/suc-khoe/cach-chua-say-nang-nhanh-chong-tranh-bien-chung-c131a398389.html