Cách chăm sóc cây lan hồ điệp tươi tốt, ra hoa quanh năm
Ngoài tác dụng trang trí cho ngôi nhà thêm tràn trề sức sống, lan hồ điệp còn mang những ý nghĩa phong thủy tốt lành cho cả gia đình.
1. Đặc điểm cây lan hồ điệp
Cây lan hồ điệp có tên khoa học là Phalaenopsis sp, thuộc họ hoa lớn nhất thế giới với hơn 25.000 loài và hơn 100.000 giống hoa khác nhau. Loại cây này phát triển nhiều trong các khu rừng nhiệt đới, hoa đẹp, có nhiều màu sắc nên được người dân xung quanh mang về nhà trồng và trở nên phổ biến cho đến ngày hôm nay.
Lan hồ điệp là giống cây thân thảo lâu năm, tốc độ sinh trưởng khá chậm. Ngay cả trong điều kiện khí hậu, đất, nước thích hợp thì cũng phải cách 40 ngày cây mới mọc ra được một lá hoàn chỉnh. Từ lúc nhân giống, bạn phải chờ đợi từng lá một cho đến khi cây có trên 4 lá thì lúc đó mới có khả năng ra chồi hoa. Chính vì thế mà nhiều người đánh giá loại cây này là khá khó tính, khó chăm và khó trồng.
Căn cứ theo màu sắc mà người ta chia lan hồ điệp thành các loại như: lan hồ điệp trắng, lan hồ điệp tím, lan hồ điệp vàng, ngoài ra còn có lan hồ điệp rừng.
2. Ý nghĩa cây lan hồ điệp
Tương đương với mỗi màu sắc khác nhau, lan hồ điệp lại mang những ý nghĩa khác nhau. Nếu như hoa lan hồ điệp trắng đại diện cho sự hồn nhiên và tinh khiết thì lan hồ điệp vàng lại là biểu tượng của tình bạn ấm áp. Trong khi đó, lan hồ điệp tím lại đại diện cho nhân phẩm và sự ái mộ. Dù với bất kỳ màu sắc nào thì loại hoa này đều được coi như món quà thương yêu dành cho những ai trao tặng và cả người nhận.
Trong phong thủy, lan hồ điệp hợp nhiều cung mệnh. Lan hồ điệp màu hồng sẽ tương hợp với người mệnh Hỏa, màu trắng là lựa chọn dành cho người mệnh Kim. Màu sắc sở hữu hợp nhất cho mệnh Thổ là màu đỏ và những màu mang thể phối theo là màu tím và hồng. Do đó, những gia chủ mệnh này nên trồng lan hồ điệp trong nhà để tăng cường vận mệnh tươi sáng, phát huy tài khí và đặc biệt giúp tinh thần luôn thư giãn, an nhiên.
3. Cách trồng cây lan hồ điệp
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị than để trồng cây. Than dùng được trong bước này cần là than phải đốt từ củi bời loại than này bền, 5-6 năm mới cần thay chậu và chỉ dùng một cỡ cho đủ thứ cây lớn nhỏ.
Tiếp theo, bạn để phần than củi lót dưới chậu, chỉ khoảng 1/3 lượng than củi bạn có, sau đó lấy 1 lớp mỏng sơ dừa đã băm nhỏ cho vào chậu rồi đặt cây đứng với tư thế mong muốn.
Cho hết phần còn lại xơ dừa vào chậu đến cách miệng chậu khoảng 1cm, vỗ xung quanh chậu cho xơ dừa xuống đều để giữ cây đúng tư thế sau đó tưới nước luôn cho cây.
Trong trường hợp bạn trồng lan hồ điệp trên lan can, mái hiên hoặc sân thượng thì lưu ý đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy, nguyệt quế … để giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của bê tông, mái tôn xung quanh nhé.
4. Cách chăm sóc cây lan hồ điệp
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng và phát triển là từ 18-29°C. Tránh để nhiệt độ xuống dưới 15°C nếu không rễ cây sẽ không thể hút được chất dinh dưỡng. Điều này vô hình khiến quá trình sinh trưởng của cây bị dừng lại, làm cho nụ hoa rụng và những cánh hoa xuất hiện những đốm nhỏ.
- Ánh sáng: Ánh sáng trực tiếp của mặt trời là điều tối kỵ khi trồng cây lan hồ điệp. Nếu trồng ngoài trời, bạn nên đặt cây ở dưới bóng các cây lớn. Còn nếu sử dụng làm cây trồng trong nhà, hãy đặt cây ở hướng Tây hoặc Đông, để có được cường độ ánh sáng lý tưởng nhất.
- Nước: Vào mùa xuân, khi độ ẩm không khí cao, tưới nước cho cây từ 5 – 7 ngày 1 lần. Mùa hè và mùa thu, khi nhiệt độ cao, tưới đẫm cho cây 1 – 2 ngày một lần. Lưu ý, khi tưới nước, bạn chỉ được tưới vào rễ mà không được tưới lên hoa và lá. Tuy nhiên, cần đảm bảo sau khi tưới hay ngâm nước, chậu lan được thoát nước hoàn toàn để tránh tình trạng thừa nước, dẫn đến úng cây.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/nha-dep/ky-thuat-cham-soc-lan-ho-diep-cay-tuoi-tot-ra-hoa-deu-deu-c169a434652.html