Các nhà khoa học Úc sử dụng radar thời tiết để theo dõi các loài chim di cư
(Ảnh minh họa: Alamy)
Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Queensland sử dụng dữ liệu 16 năm từ radar thời tiết để theo dõi mô hình di cư của các loài chim từ đảo Tasmania ở phía Nam đến Queensland ở phía Đông Bắc Australia.
Trưởng nhóm nghiên cứu Xu Shi cho biết, dữ liệu cho thấy nhiều sự khác biệt về hướng di cư, thời gian và cường độ theo từng năm khi so sánh với các loài chim ở Bắc bán cầu, vốn gắn chặt với các mùa.
Trong một ví dụ, họ phát hiện ra rằng, chim mắt bạc, một loài rất nhỏ sinh trưởng ở phía Tây Nam Thái Bình Dương, di cư từ Tasmania đến Đông Nam Queensland nhưng không phải con nào cũng di cư cả quãng đường mỗi năm mà di chuyển quãng đường ngắn hơn.
Nghiên cứu cũng phát hiện nhiều loài chim Australia di cư vào ban ngày, một hành vi không thấy ở Bắc bán cầu.
Ông Richard Fuller, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết, việc sử dụng radar thời tiết để theo dõi các loài chim sẽ giúp các nhà nghiên cứu khám phá sâu hơn về cách biến đổi khí hậu và sự thay đổi môi trường ảnh hưởng đến các mô hình di cư và có thể thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn chim ở Australia và trên toàn cầu.
Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.
Article sourced from baoquocte.vn.