Các mốc phát triển quan trọng của bé từ 12 tháng trở lên
1. Chơi với người khác
Chơi song song là kiểu chơi điển hình của hầu hết trẻ em tầm 2 tuổi. Chơi và chia sẻ theo nhóm thường không diễn ra cho đến khi trẻ 3 tuổi. Cho đến lúc đó, hầu hết trẻ 1 tuổi hoặc nhỏ hơn chỉ đơn giản là chơi cạnh nhau (kiểu chơi song song).
Tầm 2 tuổi trẻ sẽ thường chơi song song (chơi cạnh nhau). Chơi và chia sẻ theo nhóm thường diễn ra khi trẻ 3 được 3 tuổi (Ảnh minh họa).
2. Bước lên các bậc cầu thang
Bước lên các bậc cầu thang là một cột mốc phát triển mà hầu hết trẻ mới biết đi có thể đạt được khi 14-22 tháng tuổi.
Điều đó không có nghĩa là bạn có thể yên tâm gỡ bỏ thang chắn cầu thang. Hãy đảm bảo mọi thứ đều được gắn thiết bị bảo vệ trẻ cho đến khi con bạn lớn hơn. Hãy nhớ rằng, thang chắn nên được lắp đặt ở cả trên cùng và dưới cùng mỗi cầu thang trong nhà. Tốt nhất nên duy trì việc sử dụng thang chắn trong cho đến khi con bạn có thể tự mở chúng.
3. Chỉ vào hình ảnh
Chỉ vào hình ảnh là một cột mốc mà nhiều trẻ mới biết đi đạt được tầm 18-24 tháng tuổi. Mặc dù bạn có thể bắt đầu đọc cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng mọi thứ sẽ trở nên đặc biệt thú vị khi trẻ bắt đầu chỉ vào hình ảnh trong sách. Sau khi chỉ vào hình trong sách, trẻ sẽ sớm đặt tên cho những hình ảnh đó.
4. Ăn bằng thìa hoặc dĩa
Ăn bằng thìa hoặc dĩa là một cột mốc quan trọng mà hầu hết trẻ em đạt được từ 13 đến 21 tháng tuổi, mặc dù động tác vẫn còn vụng về và cảnh bàn ăn lộn xộn là điều thường xuyên xảy ra.
Mặc dù trẻ mới biết đi có thể dùng muỗng, dĩa hoặc cốc, nhưng không có nghĩa là chúng sẽ thành thạo ngay lập tức (Ảnh minh họa).
Một khi bắt đầu tự ăn, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ không dễ dàng quay trở lại cảnh được cha mẹ hoặc người chăm sóc khác đút cho ăn. Thay vào đó, trẻ thích sử dụng ngón tay của mình, ít nhất là cho đến khi học được cách sử dụng thìa. Mặc dù trẻ mới biết đi có thể dùng muỗng, dĩa hoặc cốc, nhưng không có nghĩa là chúng sẽ thành thạo ngay lập tức. Vì vậy, bạn vẫn có thể phải đối mặt với việc dọn dẹp đống hỗn độn trên bàn ăn của bé.
5. Đi xe ba bánh
Đi xe ba bánh là một cột mốc phát triển mà hầu hết trẻ em có thể đạt được khi 3 tuổi. Trẻ mẫu giáo thường có thể học cách đạp xe 3 bánh khi 3 tuổi. Tầm 4 tuổi, trẻ thường có thể học đi xe đạp 2 bánh có kèm bánh phụ. Việc loại bỏ bánh phụ có thể diễn ra khi trẻ khoảng 5-6 tuổi.
6. Đếm
Đếm là một cột mốc phát triển mà hầu hết trẻ em có thể đạt được khi 4-5,5 tuổi.
Trẻ có thể cần thực hành một chút để biết đếm. Vì vậy, đừng nản lòng nếu con bạn không làm được ngay. Hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa trong trường hợp bạn cho rằng con chưa có sự chuẩn bị đúng hướng để bắt đầu đến trường mẫu giáo, bao gồm cả việc bé không thể đếm, nhận dạng chữ cái, chú ý trong thời gian ngắn... Hãy nhớ rằng hầu hết trẻ em có thể đếm đến 10 hoặc nhiều hơn khi chúng được 4 đến 5,5 tuổi.
7. Viết chữ
Hầu hết trẻ em có thể viết chữ và đánh vần tên của chính mình khi 5 tuổi. Đó là lúc trẻ bước vào giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị cho việc chính thức đến trường Tiểu học vào năm sau.
8. Xây một khối tháp
Xây một tòa tháp gồm các khối xếp hình là một cột mốc phát triển mà nhiều trẻ em đạt được vào khoảng 24-36 tháng.
Hầu hết trẻ nhỏ thích chơi với các khối xếp hình, mà không hề hay biết rằng đó là một bài kiểm tra phát triển quan trọng. Dựng nên một tòa tháp từ các khối hình thường được coi là một cột mốc về khả năng vận động-trực quan / giải quyết vấn đề và phần lớn trẻ có thể thực hiện việc này với:
- 2 khối hình khi trẻ 15-21 tháng.
- 4 khối hình khi trẻ 17-24 tháng.
- 6 khối hình khi trẻ 18-30 tháng.
- 8 khối hình khi trẻ 24-36 tháng.
- 9 khối hình sau 3 năm.
9. Tự mặc quần áo
Từ 3-4,5 tuổi trẻ sẽ học được cách mặc quần áo (Ảnh minh họa).
Đây là một cột mốc phát triển mà nhiều trẻ em có thể đạt được khi 3-4,5 tuổi.
Trước khi học cách tự mặc quần áo đầy đủ, con bạn có thể sẽ học cách:
- Cởi quần áo của mình khi được 14-24 tháng tuổi.
- Mặc một số quần áo khi được 21-30 tháng tuổi.
- Mặc áo phông khi được 2,5-3,5 tuổi.
Con bạn sẽ học cách mặc quần áo và cởi đồ mà không cần giúp đỡ, bao gồm cả việc cài nút quần áo, khi bé được 3-4,5 tuổi.
10. Buộc dây giày
Buộc dây giày là một cột mốc phát triển mà hầu hết trẻ em nên đạt được khi chúng khoảng 5 tuổi. Mặc dù việc này có thể không cần thực hiện thường xuyên khi trẻ đã quen với các loại giày lười.
Article sourced from AFAMILY.
Original source can be found here: http://afamily.vn/cac-ki-nang-phat-trien-quan-trong-tre-can-dat-duoc-tu-1-tuoi-tro-len-20200120111134689.chn