Các loại ngôi thai bất thường khi thai nhi 30 tuần

00:00' 07-12-2019
Khi thai nhi 30 tuần, các bậc cha mẹ sẽ có rất nhiều những thắc mắc về sự phát triển của bé. Trong đó, việc quay đầu của thai nhi ở tuần 30 cũng là điều quan tâm của nhiều người.


    Thai ngôi đầu tức là em bé quay đầu đúng ở vị trí bình thường, giúp mẹ khi sinh thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Khi đó, đầu của bé hướng xuống dưới, gáy quay về phía bụng mẹ. Nhiều chuyên gia đánh giá rằng nếu bé nằm ở vị trí đáy khung xương chậu của mẹ thì sẽ ra đời rất dễ dàng.

    1. Thai nhi 30 tuần đã quay đầu chưa?

    - Thời gian quay đầu của thai nhi không giống nhau. Có thể phụ thuộc vào số lần mẹ mang thai:

    + Nếu mẹ mang thai lần đầu: Thi nhi sẽ quay đầu từ tuần thứ 34 hoặc 35.

    + Nếu mẹ mang thai lần thứ hai: Thai nhi có thể quay đầu muộn hơn, trong tuần 36 hoặc 37.

    + Vẫn có những trường hợp em bé quay đầu sớm từ tuần 28.

    - Như vậy, mẹ nên đi siêu âm để có thể xác định được một cách chính xác thai 30 tuần đã quay đầu chưa. Ngoài ra, một số yếu tố như vị trí thai máy, cử động của tay chân em bé cũng có thể giúp dự đoán điều này.      

    - Trong trường hợp thai nhi 30 tuần tuổi mà chưa quay đầu thì chưa phải là trường hợp phải lo lắng. Chỉ khi chờ đến 3-4 tuần tiếp theo mà thai nhi vẫn chưa quay đầu thì mẹ bầu cần phải đi khám bác sĩ để được tư vấn thêm. 

     

    thai nhi 30 tuan da quay dau chua? lam the nao de thai ngoi dau? - 1
     
    Khi thai 30 tuần mẹ nên đi siêu âm để xác định xem thai nhi quay đầu hay chưa

    2. Các loại ngôi thai bất thường khi thai nhi 30 tuần

    Cũng có những trường hợp em bé lại không quay đầu về vị trí thuận lợi trước khi sinh. Đó là khi xảy ra các loại ngôi thai bất thường như sau:

    - Ngôi mông: phần chân của thai nhi hướng về phía cổ tử cung.

    - Ngôi ngang: lưng (hoặc vai) của em bé quay về phía cổ tử cung. 

    - Ngôi mặt: thay vì phần đầu, mặt của thai nhi lại hướng xuống phía tử cung. 

    - Ngôi trán: lúc này, trán của bé lại ép vào cổ tử cung.  

    - Ngôi cằm: khi khám cho mẹ, bác sĩ có thể sờ thấy cằm của bé. 

    - Ngôi chỏm: em bé lại cúi đầu về phía âm hộ của mẹ.

    - Ngôi thóp trước: thai nhi ngửa đầu lưng chừng, bác sĩ có thể sờ được từ phần mũi đến miệng của bé. 

    thai nhi 30 tuan da quay dau chua? lam the nao de thai ngoi dau? - 3

    Một số dạng ngôi thai bất thường

    Khi phát hiện ngôi thai không bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các phương pháp để xoay đầu thai nhi khi sinh hoặc chỉ định sinh mổ. Điều này sẽ làm cho mẹ đau đớn và khó chịu. Bà bầu cần phải đi khám thường xuyên để phát hiện sớm những bất thường của thai nhi.  

    3. Làm thế nào để thai nhi 30 tuần ngôi đầu?

    Để thai ngôi đầu, mẹ bầu có thể thực hiện theo một số gợi ý sau đây:

    Đi bơi

    Ngoài tác dụng giúp cải thiện sức khỏe của mẹ bầu, bơi lội còn có thể giúp thai nhi quay đầu đúng hướng. Tùy từng điều kiện, nhu cầu và sở thích mà người phụ nữ mang thai có thể bơi trong suốt thai kỳ hoặc bắt đầu khi thai nhi 30 tuần. Việc này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, thư giãn và hạn chế đau cơ bắp cho mẹ.  

    thai nhi 30 tuan da quay dau chua? lam the nao de thai ngoi dau? - 4

    Việc mẹ bơi lội có thể giúp thai nhi quay đầu đúng hướng

    Giơ cao chân

    - Để có được ngôi thai thuận, việc luyện tập giơ chân lên cao có thể đem lại hiệu quả tốt cho bà bầu. Mẹ chỉ cần giơ cao chân, cơ thể sẽ dốc xuống. Thai nhi sẽ di chuyển sang phía cao hơn. 

    - Khi thai 30 tuần tuổi thì mẹ nên thực hiện tư thế này hàng ngày. Mỗi ngày 3 lần và không tập lúc mới ăn no để tránh trào ngược dạ dày. 

    Cho con nghe nhạc

    Thai nhi 30 tuần, thính giác của thai nhi đã phát triển tốt hơn. Bé đã nghe được những âm thanh ở bên ngoài. Vì thế, mẹ nên áp tai nghe nhạc hoặc loa vào phần bụng dưới và trò chuyện với con mỗi ngày. Như thế, bé sẽ di chuyển về phía có âm thanh. Từ đó sẽ quay đầu qua vị trí thuận lợi.   

    Không ngồi quá nhiều

    Mẹ nên đi lại, vận động thường xuyên sẽ làm cơ thể thoải mái, thai nhi sẽ quay đầu dễ dàng. Không nên ngồi một chỗ quá lâu, sẽ không tốt cho sức khỏe. 

    Để đầu gối thấp hơn hông khi ngồi

    Lúc ngồi, mẹ có thể kê một chiếc đệm hoặc gối nhỏ ở dưới. Khi đó, hông sẽ cao hơn đầu gối, giúp thai nhi thuận lợi quay đầu hơn. 

    Nằm nghiêng

    Tác dụng của việc nằm nghiêng là giúp giảm áp lực, dễ dàng lưu thông máu và oxy. Ngoài ra, sự xoay chuyển của bé cũng sẽ dễ dàng hơn.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Catholic Regional College Sydenham Vùng: Sydenham. Phone: 9361 0000
Xem thêm

Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/mang-thai/thai-nhi-30-tuan-da-quay-dau-chua-lam-the-nao-de-thai-ngoi-dau-c383a414650.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ