Bổ sung Natri vào chế độ ăn của con nhỏ đúng cách

12:00' 01-11-2021
Có một điều bố mẹ cần chú ý, natri không chỉ có mỗi trong muối, nó tồn tại trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Vì vậy, bố mẹ đừng quá lo lắng khi nghĩ con mình thiếu natri mà bổ sung muối vô tội vạ.


    Theo WHO, lượng muối được khuyến nghị cho người lớn tiêu thụ ít hơn 6g mỗi ngày. Vậy còn lượng muối đối với trẻ em là bao nhiêu? Đây là câu hỏi được rất nhiều người mẹ quan tâm.

    Nếu thừa muối, hàm lượng natri trong cơ thể tăng, gây áp lực thẩm thấu trong máu khiến cơ thể cần nhiều nước hơn, dễ dẫn tới việc bị tích nước, phù nề, cực kỳ nguy hiểm đối với những trẻ có tiền sử bị bệnh tim hoặc xơ gan. Việc ăn mặn cũng khiến trẻ khát nước hơn, khiến chúng có xu hướng tìm tới các loại nước uống có ga, nước ngọt, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh béo phì.

    Trong khi đó, một chế độ ăn thiếu muối cũng khiến trẻ đối diện với nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, suy giảm thính lực. Đặc biệt, trẻ thiếu natri còn dễ bị thiểu năng tuyến giáp, bướu cổ, khó tập trung, ảnh hưởng tới đến việc học.

    Bố mẹ có đang hiểu nhầm về việc bổ sung natri bằng muối vào chế độ ăn của con mình? - Ảnh 1.

    Chế độ ăn thiếu muối cũng khiến trẻ đối diện với nguy cơ chậm phát triển trí tuệ. (Ảnh minh họa)

    Nhu cầu về natri/muối được khuyến nghị cho trẻ em như sau:

    - Từ 0 đến 6 tháng tuổi: Natri 100mg/ngày tương đương 0,3g muối/ngày.

    - Từ 7 đến 12tháng tuổi: Natri 600mg/ngày tương đương 1,5g muối/ngày.

    - Từ 1 đến 2 tháng tuổi: Natri dưới 900mg/ngày tương đương 2,3g muối/ngày.

    Muối ăn hay còn gọi là natri clorua, có thể bổ sung lượng natri cần thiết cơ thể cần. Chức năng chính của natri là điều chỉnh cân bằng áp suất thẩm thấu của cơ thể, đảm bảo chức năng và hoạt động của các cơ quan được diễn ra trơn tru.

    Chế độ ăn uống chứa natri tùy theo từng độ tuổi của trẻ như thế nào?

    Đối với trẻ nhỏ, tùy theo từng độ tuổi sẽ tiêu thụ lượng muối khác nhau. Một chế độ ăn thừa hoặc thiếu muối đều không tốt cho trẻ, có thể gây ra nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, việc bổ sung natri không có nghĩa bắt buộc phải sử dụng muối. Trên thực tế, natri có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm tự nhiên.

    Từ 0 đến 6 tháng tuổi

    Ở độ tuổi này, thức ăn của trẻ chủ yếu sữa mẹ hoặc sữa bột. Sữa mẹ đáp ứng đầy đủ nhu cầu natri cơ thể trẻ cần. Hàm lượng natri trong sữa bột cao hơn một chút nhưng vẫn ở trong giới hạn cho phép.

    Từ 7 đến 12 tháng tuổi

    Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm và được bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau nhưng vẫn không cần ăn nêm muối. Trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, trái cây, rau quả đều có chứa hàm lượng natri tự nhiên, do đó không cần bổ sung thêm muối. Nếu bố mẹ bổ sung thêm muối, điều này có thể sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho thận, ảnh hưởng đến chức năng thận của trẻ.

    Natri khác với các chất dinh dưỡng khác, trong những trường hợp bình thường, cơ thể con người hiếm khi thiếu natri. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như thường xuyên ở trong môi trường nóng nực, đổ mồ hôi, tiêu chảy… Đối với trẻ sơ sinh, tình trạng thiếu natri tương đối hiếm, vì vậy bố mẹ đừng quá lo lắng.

    Bố mẹ có đang hiểu nhầm về việc bổ sung natri bằng muối vào chế độ ăn của con mình? - Ảnh 2.

    Tùy vào độ tuổi, bố mẹ bổ sung muối cho phù hợp.

    Từ 1 đến 2 tuổi

    Bố mẹ có thể bổ sung một lượng muối nhỏ trong chế độ ăn của trẻ ở độ tuổi này nhưng cần phải kiểm soát chặt chẽ. Vì natri có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau nên chỉ trong trường hợp cần thiết, bố mẹ mới bổ sung thêm muối. Ngoài ra, đồ ăn dặm chế biến sẵn chứa nhiều muối, bố mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều.

    Trên thực tế, "muối vô hình" còn có trong các loại gia vị như nước tương, bột ngọt, hạt nêm, dầu hào, tương cà, nước sốt… Đối với trẻ dưới 1 tuổi, tuyệt đối không nên cho muối vào chế độ ăn của trẻ. Trẻ trên 1 tuổi có thể ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, bố mẹ nên cố gắng chuẩn bị các bữa ăn lành mạnh, nhạt, ít muối. Ngay cả khi trẻ ăn chung thức ăn với người lớn, bố mẹ cũng cần nêm nếm nhạt hơn, như vậy không chỉ tốt cho trẻ mà còn cho cả gia đình.

    Thật không may, có rất nhiều loại thực phẩm chứa muối hàng đầu trong bữa ăn của trẻ nhưng bố mẹ không nhận ra, chẳng hạn như pizza, gà rán, hambuger, bỏng ngô, mỳ ống sốt thịt đóng hộp… Thậm chí, ngay cả một lát bánh mì trắng cũng chứa tới 230mg muối. Điều này có nghĩa là, nếu không cẩn thận, trẻ ăn một chiếc sandwich có thể nạp vào cơ thể nửa lượng muối được khuyến nghị hàng ngày.

    Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo trẻ em cũng như người lớn không nên nạp quá 1500mg muối mỗi ngày. Cũng giống như người lớn, trẻ em có thể hình thành khẩu vị hoặc sở thích ăn mặn theo thời gian. Vì thế, điều bố mẹ cần chú ý là tránh nấu các món ăn quá mặn, hạn chế nêm nếm muối để bảo vệ sức khỏe cho con mình.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

    Bổ sung Natri vào chế độ ăn của con nhỏ đúng cách Kết quả: 5 / 5 bầu chọn. 1 reviews.
Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Shou Sumiyaki Vùng: Melbourne. Phone: 9663 0801
Xem thêm

ẩm thực đặc sắc của Nhật Bản, thịt bò wagyu thượng hạng


Article sourced from AFAMILY.

Original source can be found here: http://afamily.vn/bo-sung-natri-bang-muoi-vao-che-do-an-cua-con-nho-bo-me-can-hieu-dung-neu-khong-se-anh-huong-suc-khoe-cua-con-20211026141834365.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ