Bố mẹ tôi nhìn đúng người, chị dâu cuối cùng cũng không làm gia đình tôi thất vọng
Suốt 20 năm, bố tôi buôn bán ở nước ngoài, còn mẹ ở nhà nội trợ và chăm sóc các con. Mọi người cho rằng có bố đi nước ngoài thì gia đình giàu có nhiều tiền nhưng thực tế không như thế.
15 năm đầu tiên bố làm ra chỉ đủ tiền nuôi các con, đến 5 năm về sau, có người bày ông cách buôn bán mặt hàng mới thì số tiền gửi về mới nhiều lên. Nhờ đó mà bố mẹ có tiền để xây được ngôi nhà trị giá hơn 2 tỷ.
Khi xây nhà xong thì công việc của bố không được thuận lợi, nếu cứ tiếp tục bám trụ lại ở nước ngoài thì số tiền kiếm được của ông sẽ hao hụt hết. Vì thế bố quyết định về nước và nghỉ hưu ở tuổi 60, khi đó số tiền tiết kiệm của bố mẹ có là 1 tỷ.
Với số tiền đó, bố mẹ dự định sẽ dành để dưỡng già đến hết đời. Ngày trẻ, bố mẹ tôi cũng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, đến tuổi nghỉ hưu, lương của ông bà cũng được 4 triệu/tháng mỗi người. Như thế là đủ ăn tiêu và anh em chúng tôi không phải lo tuổi già cho bố mẹ.
3 năm trước, sức khỏe mẹ tôi yếu, bố quyết định sang tên sổ đỏ ngôi nhà cho vợ chồng anh trai tôi để tránh gặp những thủ tục phiền toái về chuyển nhượng đất nếu chẳng may mẹ qua đời.
Suốt 20 năm, bố tôi buôn bán ở nước ngoài, còn mẹ ở nhà nội trợ và chăm sóc các con. (Ảnh minh họa)
Chị dâu là người hiền lành và đối xử rất tốt với bố mẹ tôi. Ngày tôi sinh 2 con, chị dâu đều nghỉ việc để đi chăm sóc em chồng sinh. Điều kiện kinh tế của anh chị khó khăn, không có tiền biếu bố mẹ hay cho các em nhưng chị có tấm lòng bao dung rộng lớn đáng ngưỡng mộ.
Mẹ thường nhắc nhở tôi học những đức tính tốt của chị dâu. Từ một cô gái đỏng đảnh ngang bướng, tiếp xúc nhiều với chị dâu, tôi sống dịu dàng, bớt cái tôi và sống hòa đồng với nhà chồng hơn. Nhờ đó mà tôi được nhà chồng quý mến và coi trọng.
Cứ nghĩ tuổi già của bố mẹ sẽ được an nhàn hưởng thụ bên con cháu, nào ngờ chị dâu làm ăn bị vỡ nợ, nghe nói số tiền nợ người ta là hơn 1 tỷ. Không muốn chồng con bị liên lụy, chị dâu quyết định viết đơn ly hôn và yêu cầu anh tôi ký vào.
Anh tôi nói:
“Số tiền đó không trả nhanh sẽ sinh lãi rất nhanh, anh sẽ vay mỗi người một ít trả cho vợ, anh không thể bỏ rơi em lúc nguy khốn này được. Làm ăn phải có thắng thua, hi vọng sau lần vấp ngã này sẽ giúp em có kinh nghiệm”.
Không muốn chồng con bị liên lụy, chị dâu quyết định viết đơn ly hôn và yêu cầu anh tôi ký vào. (Ảnh minh họa)
Khi bố mẹ biết chuyện chị dâu bị vỡ nợ, bố quyết định dùng hết tiền tiết kiệm để cứu lấy gia đình của anh chị tôi. Ngày bố đưa tiền cho chị dâu tôi trả nợ, chị bật khóc, nói lời cảm ơn và hứa sau này sẽ phụng dưỡng ông bà thật tốt.
Sau khi nợ nần được trả hết, gia đình anh chị vẫn bảo toàn và chị dâu quay trở lại làm công ty. Những năm qua, kinh tế của anh chị cũng dần đi vào ổn định.
Tuần vừa rồi, bố tôi đi tập thể dục bằng xe đạp thì bị đột quỵ và chấn thương sọ não. Có bao nhiêu tiền, bố trả hết nợ cho chị dâu, tiền lương hưu chỉ đủ ăn, vì thế lúc ông nhập viện cần khoản tiền hơn 500 triệu để chữa trị thì chị ấy bỏ ra hết. Anh chị cũng không có nhiều tiền tiết kiệm nên phải đi vay tiền chữa cho bố tôi.
Nhiều người nghĩ rằng chị dâu đã lấy tiền của bố tôi để trả nợ, bây giờ phải lo mà trả cho ông chữa bệnh. Nếu chị dâu có lòng dạ xấu, chị không bỏ tiền chữa cho bố thì gia đình tôi cũng chịu.
Phải nói lòng tốt của bố mẹ tôi đã đặt đúng người, chị dâu đã không làm gia đình tôi thất vọng mà càng thấy tự hào vì có được người con dâu tốt đến vậy.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/tam-su/bo-vet-het-tien-tiet-kiem-cuu-chi-dau-vo-no-ngay-ong-nam-vien-chi-co-hanh-dong-khien-nha-toi-tu-hao-c391a612076.html