Biến dạng cột sống bởi kiểu ngồi phổ biến ở người trẻ
Tiểu Mai năm nay 17 tuổi, đang là nữ sinh cấp 3 tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Khoảng 2 tháng trở lại đây, cô thường xuyên cảm thấy đau vùng thắt lưng, nhất là sau khi ngồi lâu 1 chỗ.
Cho rằng lý do là dành quá nhiều thời gian cho học tập, lại luôn căng thẳng để giữ thành tích tốt nên Tiểu Mai cố chịu đựng 1 mình. Đến vài ngày trước, vừa đứng lên sau giờ tự học ở nhà thì cơn đau dữ dội ập đến. Tiểu Mai nghĩ rằng xương khớp của mình có vấn đề nên lập tức gọi mẹ.
Lúc đầu, mẹ cô cũng vừa cười vừa an ủi con gái rằng chỉ là do cô bị “chuột rút”, căng cơ khi ngồi học quá lâu thôi. Nhưng không ngờ, khi vạch áo Tiểu mai lên bà phải sững sờ khi thấy 1 phần cột sống của cô có lệch hẳn sang bên phải. Không thể chậm trễ thêm được nữa, bà lái xe đưa con đến Bệnh viện số 3 trực thuộc Đại học Y khoa Quảng Châu.
Kết quả chụp X-quang cột sống của Tiểu Mai
Trưởng khoa Phẫu thuật cột sống Wu Zeng Hui là người tiếp nhận và điều trị cho Tiểu Mai. Sau khi kiểm tra sơ bộ, bệnh nhân được chụp phim X-quang toàn bộ cột sống. Kết quả chỉ ra cô gái trẻ bị cong vẹo cột sống nặng, nghiêng hẳn sang bên phải hơn 40 độ và có dấu hiệu biến dạng chữ S.
Tất cả chỉ vì 1 kiểu ngồi phổ biến ở người trẻ tuổi
Điều tra bệnh sử cho thấy, nguyên nhân gây bệnh cho Tiểu Mai là do ngồi sai cách trong thời gian dài. Cô thường ngồi gù lưng mỗi khi học bài hay đọc sách và cho rằng đó là tư thế thả lỏng xương, khiến cô thoải mái, tập trung và nhìn rõ hơn.
Ảnh minh họa
Nghe đến đây, mẹ Tiểu Mai không giấu được ánh mắt vừa tức giận vừa xót xa. Bà cho biết, từng vài lần thấy con gái ngồi gập hẳn lưng xuống hoặc nằm ra bàn học. Mỗi lần bà nhắc nhở cô đều chủ động chỉnh lại tư thế, nhưng không ngờ khi mẹ không có mặt thì đâu lại vào đấy. Bà cũng liên tục tự trách mình vì quá bận rộn công việc mà thiếu sát sao với con.
Trưởng khoa Wu giải thích, đây là 1 căn bệnh rất phổ biến trong độ tuổi từ 13 - 18 tuổi. Còn được gọi là "chứng vẹo cột sống vị thành niên". Chủ yếu do ngồi, đi đứng, nằm sai tư thế hoặc mang vác vật nặng, đeo cặp sách sai cách.
Cột sống của người bình thường phải là 1 đường thẳng khi nhìn từ phía sau và hai bên của thân phải đối xứng và vai bằng nhau. Khi bị cong vẹo, cột sống sẽ lệch ra khỏi đường giữa của cơ thể, phần vẹo cột sống có thể bị lồi sang một bên hoặc có biểu hiện biến dạng hình chữ S. Bệnh ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ vị thành niên, bề ngoài, thậm chí tác động đến chức năng tim phổi, rất nguy hiểm.
Đối với những bệnh nhân bị cong vẹo cột sống nặng và tăng trưởng và phát triển ổn định như Tiểu Mai nắn chỉnh phục hồi chức năng là không đủ. Cần phẫu thuật chỉnh hình cột sống để chấm dứt chứng đau thắt lưng nghiêm trọng, ngăn ngừa rối loạn chức năng thần kinh do thoái hóa. Đồng thời có thể bảo tồn xương và hạn chế tái phát, di chứng sau này.
Ảnh minh họa
Sau khi phẫu thuật, độ vẹo cột sống giảm từ 40 độ xuống còn gần 8 độ, chiều cao của Tiểu Mai cũng nhờ đó mà tăng thêm 4cm. Tuy nhiên, để đạt kết quả như mong muốn, cô vẫn cần tiếp tục nắn chỉnh xương và tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ thêm 1 thời gian. Đồng thời, phải bỏ ngay thói quen ngồi gù lưng, ngồi lệch hay nằm dài ra bàn.
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/nu-sinh-17-tuoi-dau-that-lung-du-doi-phai-nhap-vien-hoa-ra-bi-bien-dang-cot-song-do-1-kieu-ngoi-pho-bien-o-nguoi-tre-20220318095557472.chn