Bị bỏng nên làm gì nếu không thể đến bệnh viện?

18:38' 27-12-2019
Bị bỏng nên làm gì? Có nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị bỏng, nhưng điều quan trọng là luôn giữ vết thương sạch sẽ, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường bên ngoài.


    Bị bỏng là làm sao?

    Bỏng là một dạng tổn thương mô do nhiệt, khi tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời, hoá chất, điện, hoặc các loại bức xạ khác.

    Bị bỏng nên làm gì? Việc điều trị bỏng tuỳ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của vết thương. Ví dụ như cháy nắng hoặc bỏng nước sôi diện nhỏ có thể điều trị tại nhà. Nhưng bỏng sâu hoặc lan rộng, chẳng hạn do hoá chất, thì cần được cấp cứu tại các cơ sở y tế ngay lập tức.

    bi bong nen lam gi de nhanh khoi? - 1

    Bị bỏng nên làm gì? Sau khi cơ cứu, lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị, tránh biến chứng lâu dài.

    Triệu chứng của bỏng

    Các triệu chứng bỏng khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương da. Có thể mất một hoặc hai ngày để các dấu hiệu của bỏng nặng bắt đầu phát triển.

    - Bỏng độ 1: Vết bỏng này chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài của da (biểu bì), gây đỏ và đau rát nhẹ.

    - Bỏng độ 2: Loại bỏng này ảnh hưởng đến cả lớp biểu bì và lớp thứ hai của da (hạ bì). Nó có thể gây sưng, thay đổi màu da thành đỏ, trắng hoặc loang lổ. Khi mắc bỏng độ 2, người bệnh rất dễ phát triển mụn nước, gây đau đớn nghiêm trọng và khả năng cao sẽ gây sẹo. 

    - Bỏng độ 3: Vết bỏng này chạm đến lớp mỡ bên dưới da. Vùng bị bỏng có thể biến thành màu đen, nâu hoặc trắng, đồng thời làm sần sùi da. Bỏng độ 3 sẽ phá hủy dây thần kinh, gây tê trong một thời gian nhất định.

    Bị bỏng nên làm gì?

    Hầu hết các vết bỏng nhỏ có thể được điều trị tại nhà. Họ thường lành trong vài tuần.

    Đối với bỏng nghiêm trọng, sau khi sơ cứu và đánh giá vết thương thích hợp, việc điều trị của bạn có thể bao gồm thuốc, băng vết thương, trị liệu và phẫu thuật. Mục tiêu của điều trị là kiểm soát cơn đau, loại bỏ mô chết, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm nguy cơ sẹo và lấy lại chức năng.

    Những người bị bỏng nặng có thể phải điều trị tại các trung tâm bỏng chuyên biệt. Họ có thể cần ghép da để che vết thương lớn. Và họ có thể cần hỗ trợ về mặt cảm xúc và nhiều tháng chăm sóc theo dõi, chẳng hạn như vật lý trị liệu.

    Điều trị y tế

    Sau khi đã được sơ cứu khi bị bỏng nặng, một số biện pháp điều trị y tế sẽ được áp dụng, bao gồm:

    - Trị liệu bằng nước: Sử dụng các kỹ thuật như liệu pháp phun sương siêu âm để làm sạch và kích thích mô vết thương.

    - Truyền dịch: Truyền dịch tĩnh mạch (IV) để ngăn ngừa mất nước và suy nội tạng.

    - Thuốc giảm đau và lo lắng: Chữa bỏng vô cùng đau đớn, vậy nên bệnh nhân có thể cần morphin và thuốc chống lo âu - đặc biệt là khi thay băng.

    - Thuốc mỡ và kem bỏng: Nếu vết thương không quá nghiên trọng để chuyển đến viện bỏng, bệnh nhân cần được sử dụng sản phẩm đặc trị dạng bôi, chẳng hạn như bacitracin và silver sulfadiazine (Silvadene), giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ vết thương nhanh lành.

    - Băng gạc: Sử dụng các loại băng vết thương đặc biệt khác nhau để băng bó vết bỏng, giúp bảo vệ chúng khỏi các tác nhân có hại bên ngoài. Nếu bệnh nhân đang được chuyển đến trung tâm chữa bỏng, vết thương có thể sẽ chỉ được bao phủ trong gạc khô.

    - Thuốc chống nhiễm trùng: Dùng kháng sinh IV.

    - Thuốc phòng uốn ván: Bác sĩ có thể đề nghị tiêm phòng uốn ván sau khi bị bỏng.

    Vật lý trị liệu 

    Nếu vùng bị bỏng lớn, đặc biệt là khi vết bỏng bao phủ bất kỳ khớp nào, bệnh nhân sẽ cần đến các bài tập vật lý trị liệu để:

    - Kéo căng da, giúp các khớp duy trì sự linh hoạt.

    - Cải thiện sức mạnh cơ bắp.

    - Tăng khả năng phối hợp các động tác.

    Phẫu thuật và các can thiệp khác

    - Hỗ trợ thở: Nếu bệnh nhân bị bỏng ở mặt hoặc cổ, cổ họng có thể bị thu hẹp, cản trở quá trình hô hấp. Nếu điều đó xảy ra, bác sĩ sẽ chèn một ống xuống khí quản để cung cấp oxy cho phổi.

    - Ăn bằng ống: Những người bị bỏng diện rộng hoặc thiếu dinh dưỡng sẽ cần hỗ trợ dinh dưỡng bằng cách luồn một ống cho ăn qua mũi vào dạ dày của bệnh nhân.

    - Can thiệp lưu thông máu: Nếu vảy của vết bỏng (eschar) bao quanh hoàn toàn một chi, nó có thể thắt chặt và hạn chế lưu thông máu, gây khó thở (nếu xuất hiện ở ngực). Lúc này bác sĩ sẽ cắt chúng để giảm áp lực lên cơ thể. 

    - Ghép da: Ghép da là một dạng phẫu thuật, trong đó các phần da khỏe mạnh được sử dụng để thay thế các mô sẹo do bỏng sâu. Da của người hiến tặng hoặc lợn cũng có thể được sử dụng như một giải pháp tạm thời.

    - Phẫu thuật thẩm mỹ: Phẫu thuật thẩm mỹ giúp cải thiện sự xuất hiện của sẹo bỏng và tăng tính linh hoạt của các khớp bị ảnh hưởng bởi sẹo.

    bi bong nen lam gi de nhanh khoi? - 3

    Có nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị bỏng, nhưng điều quan trọng là luôn giữ vết thương sạch sẽ, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

    Điều trị tại nhà

    Bị bỏng nên làm gì nếu không thể đến bệnh viện? Một số biện pháp dưới đây bạn có thể áp dụng tại nhà như:

    - Làm mát vết bỏng: Giữ vùng bị bỏng dưới vòi nước mát (không phải nước lạnh) hoặc chườm mát cho đến khi cơn đau dịu đi. Đây là một cách làm giảm đau rát khi bỏng vô cùng hiệu quả. Không được dùng đá, vì đặt đá trực tiếp lên vết bỏng có thể gây tổn thương thêm cho mô.

    - Tháo nhẫn hoặc các trang sức chặt khác: Cố gắng làm điều này một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng, trước khi vùng bị bỏng sưng lên.

    - Không làm vỡ các mụn nước: Các mụn nước chứa đầy chất lỏng giúp bảo vệ vết bỏng, chống nhiễm trùng. Nếu vết phồng vỡ, hãy làm sạch bằng nước và thoa thuốc mỡ kháng sinh. Nhưng nếu xuất hiện phát ban, hãy ngừng sử dụng thuốc mỡ.

    - Thoa kem dưỡng da: Nhiều người thắc mắc bị bỏng nên bôi gì cho nhanh khỏi. Khi vết bỏng được làm mát hoàn toàn, hãy thoa kem dưỡng da, nên dùng loại có chứa lô hội hoặc kem dưỡng ẩm. Điều này sẽ ngăn ngừa khô vùng bỏng và giúp vết thương nhanh lành hơn.

    - Băng bó vết bỏng: Che chắn vết bỏng bằng băng gạc vô trùng (không phải bông). Lưu ý nên quấn gạc lỏng để tránh gây áp lực lên vùng da bị bỏng. 

    - Uống thuốc giảm đau: Các loại thuốc không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin IB, các loại khác), naproxen natri (Aleve) hoặc acetaminophen (Tylenol, các loại khác), có thể giúp giảm đau.

    - Tiêm uốn ván: Nhiều người biết bị bỏng nên làm gì, nhưng thường bỏ qua bước tiêm uốn ván. Hãy chắc chắn rằng thuốc tiêm phòng uốn ván được tiêm bổ sung. 

    - Sử dụng kem chống nắng: Cho dù vết bỏng nhỏ hay nghiêm trọng, hãy sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng ẩm thường xuyên sau khi vết thương được chữa lành.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
MRC North West Vùng: St Albans. Phone: 1300 676 044
Xem thêm

Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/bi-bong-nen-lam-gi-de-nhanh-khoi-c131a416673.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ