Bệnh nhân hen suyễn không nên ăn gì?
Tránh một số thức ăn được đề cập dưới đây, có thể giúp hạn chế bộc phát các đợt cấp của bệnh hen suyễn.
Hạn chế rượu bia
Nhiều loại rượu vang và bia cũng chứa chất sulfite, không có lợi cho bệnh nhân hen suyễn. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng histamine trong rượu vang có thể gây ra các triệu chứng như chảy nước mắt, hắt hơi và thở khò khè.
Bạn luôn tự hỏi tại sao lại có cảm giác khó thở sau khi uống rượu, bia? Vì chúng là các chất gây khó thở hàng đầu, tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, hô hấp…Vì vậy, hãy bỏ ngay thói quen uống rượu bia.
Tôm đông lạnh
Tôm đông lạnh hoặc chế biến sẵn có thể nguy hiểm cho người mắc bệnh hen suyễn. Tôm đông lạnh và hải sản đông lạnh khác thường chứa sulfite không có lợi cho bệnh hen suyễn.
Dưa leo muối
Dưa leo muối thường chứa chất bảo quản sulfite. Sulfite cũng thường có mặt trong các loại thực phẩm lên men khác như dưa bắp cải chẳng hạn. Thay vì ăn thực phẩm muối chua, bạn có thể thay thế bằng salad.
Hạn chế các loại nước cam, chanh đóng chai
Đứng đầu danh sách cần tránh xa này là các loại nước cam, chanh đóng chai với hàm lượng các chất phụ gia, hương liệu nhân tạo và hóa chất cao.Thay vào đó, bạn nên sử dụng nước giải khát làm từ chanh tươi để chúng mang lại sự tươi mới và giúp bạn thư giãn, hỗ trợ các cơ trong đường thở tốt hơn.
Hoa quả sấy khô
Các loại trái cây khô điển hình cần tránh là nho khô, quả dứa, quả mơ, quả anh đào và rau củ đóng hộp.
Các loại quả mọng
Một số loại quả mọng như cherry, việt quất, dâu tây… và rau xanh như cải bó xôi rất giàu vitamin C, giúp thúc đẩy hệ miễn dịch làm việc tốt hơn và giảm triệu chứng thở khò khè ở trẻ nhỏ.
Trái bơ
Bơ chứa nhiều chất chống oxy hoá như gluthione, giúp bảo vệ phổi khỏi áp lực khí quản và tổn thương ở mô. Ngoài ra, chúng còn chứa chất béo tốt cho tim mạch, giúp giảm cholesterol xấu và làm gia tăng cholesterol lành mạnh.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2530854