Bất an vì sai lầm khi thiết kế và sử dụng cửa sổ
Cửa sổ được xem là "mắt phong thuỷ" của ngôi nhà. (Ảnh minh hoạ) |
Trong phong thuỷ học, cửa sổ có chức năng quan trọng trong việc điều tiết khí mạch của ngôi nhà. Hình dạng và phương vị của cửa sổ còn liên quan đến Ngũ hành, nếu vận dụng một cách thích hợp thì có thể giúp hấp thu năng lượng và tăng sức sống cho ngôi nhà.
Cửa sổ có góc nhọn hoặc hình tam giác
Theo Ngũ hành, cửa sổ có hình dạng thẳng và dài thuộc Mộc. Nó làm cho bề ngoài ngôi nhà trông cứng cáp hơn, tạo cho các thành viên trong gia đình một tâm thái tích cực vươn lên.
Cửa sổ hình vuông hoặc hình chữ nhật nằm ngang thuộc Thổ. Nó mang đến cho ngôi nhà cảm giác vững chắc, người trong nhà có tác phong làm việc tự tin.
Cửa sổ hình tam giác rất hiếm khi sử dụng trong thiết kế nhà ở. (Ảnh minh hoạ) |
Cửa sổ hình tròn hoặc hình vòm thuộc Kim. Loại cửa sổ này có thể tạo ra sự ngưng tụ, mang lại bầu không khí đoàn kết trong gia đình.
Còn với cửa sổ góc nhọn hoặc hình tam giác thuộc Hoả. Hình dạng loại cửa sổ này có góc sắc nhọn, mang đến khả năng sát thương cao nên không tốt cho người trong nhà. Do đó, loại cửa sổ này rất hiếm khi được sử dụng trong thiết kế nhà ở.
Cửa sổ mở vào trong
Hướng mở cửa số tốt nhất là nên đẩy ra ngoài hoặc mở sang hai bên. Nguyên tắc là không để ảnh hưởng đến khoảng không phía trước và phía sau cửa sổ.
Cửa sổ mở vào trong sẽ chiếm không gian bên trong nhà. (Ảnh minh hoạ) |
Cửa sổ mở vào trong thường bị vướng rèm hoặc mành che, ảnh hưởng đến tâm trạng và dễ khiến người trong nhà có cảm giác nhút nhát, dè dặt. Nếu buộc phải mở vào trong thì phía dưới cửa sổ nên đặt chậu cảnh để tăng năng lượng cho khu vực cửa sổ.
Cửa sổ quá thấp
Phần đỉnh của khung cửa sổ không nên thấp hơn chiều cao của người cao nhất trong nhà. Nếu đỉnh này thấp hơn tầm nhìn thì khi muốn nhìn ra ngoài, người trong nhà sẽ phải khom lưng, cúi đầu, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Phần đỉnh của cửa sổ phải cao hơn đầu người. (Ảnh minh hoạ) |
Bố trí cửa sổ quá thấp còn bị kẻ trộm đột nhập và cũng hay bị người ngoài nhòm ngó. Đặt biệt, nếu cửa thông gió của phòng ngủ quá thấp, thậm chí chỉ cao bằng giường ngủ, thì gió sẽ dễ lùa vào, như vậy rất không tốt.
Cửa sổ phòng ngủ quá lớn
Nhưng không vì thế mà thiết kế cửa sổ càng lớn càng tốt. Không ít gia chủ muốn cửa sổ trong phòng ngủ phải có kích thước to lớn để tận dụng ánh sáng, thông gió hoặc thoáng khí một cách triệt để nhất. Tuy vậy, đây không phải là cách thiết kế sáng suốt.
Cửa sổ phòng ngủ quá rộng lớn dễ làm vượng khí đi ra ngoài càng nhiều. Bên cạnh đó, cửa sổ quá cỡ mà lại quay về hướng Đông hoặc hướng Tây thì càng ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Cửa sổ phòng ngủ quá lớn của không tốt. (Ảnh minh hoạ) |
Phong thuỷ học luôn chú trọng đến yếu tố “tàng phong tụ khí”, yêu cầu nội khí trong phòng ngủ phải ổn định để năng lượng dễ tích tụ. Do vậy, cửa sổ quá lớn sẽ phá vỡ không gian yên tĩnh, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của người trong nhà, từ đó phát sinh bệnh tật.
Cửa sổ đóng im ỉm
Vì lý do ít khi sử dụng, trong nhà vẫn có một hoặc vài cửa sổ đóng im ỉm từ ngày này sang ngày khác, ít khi mở. Đây là điều không tốt, bởi cửa sổ được xem là “mắt phong thuỷ” của ngôi nhà, nên mỗi ngày phải được mở ít nhất một lần.
Mỗi lần mở nên để cửa sổ thông thoáng ít nhất nửa giờ đồng hồ nhằm mục đích đưa bầu không khí và ánh sáng tươi mới vào nhà.
Đảm bảo mọi cửa sổ trong nhà đều mở mỗi ngày. (Ảnh minh hoạ) |
Nếu cửa sổ bị hư hỏng phải sửa chữa ngay. Phần kính của cửa sổ bị nứt hay vỡ thì phải lập tức thay mới vì để lâu người trong nhà dễ bị bệnh về mắt.
Article sourced from KIENTHUC.
Original source can be found here: https://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/nguoi-trong-nha-de-bat-an-vi-sai-lam-khi-thiet-ke-cua-so-1572852.html