Báo động người Mỹ gốc Á bị tấn công, kỳ thị chủng tộc vì Covid-19

19:00' 03-04-2020
Nhiều người Mỹ gốc Á đang đang đối mặt với vấn nạn bị kỳ thị chủng tộc về tinh thần và tấn công thể xác, thậm chí bị đâm dao giữa lúc dịch Covid-19 hoành hành.


    Báo động người Mỹ gốc Á bị tấn công, kỳ thị chủng tộc vì Covid-19 - 1

    Hàng người xếp hàng ở một cửa hàng súng ở California. Nhu cầu mua súng của người dân Mỹ tăng vọt, bao gồm cả người gốc Á. (Ảnh: Reuters)

    Theo Straits Times, có hơn 1.000 người Mỹ gốc Á đã lên một trang web để chia sẻ chuyện mình bị tấn công về tinh thần và thể xác vì dịch Covid-19. Nhiều người cho biết họ đã bị ho và nhổ nước bọt vào người.

    Một chủ cửa hiệm bán súng ở hạt Los Angeles, California nói với Straits Times rằng ông chứng kiến một lượng lớn khách hàng gốc Á tới mua súng trong thời gian gần đây, trong đó có những người lần đầu tiên trong đời mua súng.

    Có rất nhiều lý do thuyết phục để người Mỹ gốc Á trở nên cảnh giác trong thời gian qua, theo Straits Times.

    ABC News dẫn báo cáo của FBI dự đoán “các tội ác liên quan tới thù ghét với người Mỹ gốc Á có xu hướng sẽ tăng ở Mỹ trong thời gian tới” vì một nhóm dân Mỹ cho rằng Trung Quốc và người gốc Á có liên quan tới Covid-19.

    Tại một siêu thị ở Texas tháng trước, một người đàn ông đã đâm dao một gia đình Mỹ gốc Á, bao gồm 2 em bé 2 tuổi và 6 tuổi, vì người này nghĩ rằng gia đình này đang lây virus SARS-CoV-2 cho người khác.

    Hàng trăm báo cáo về các vụ việc tương tự đã khiến giáo sư đại học San Francisco Russell Jeung thiết lập một trang web để người Mỹ gốc Á có thể lên kể về những trải nghiệm bị bắt nạt của mình do những kỳ thị chủng tộc liên quan tới Covid-19.

    Trang web bắt đầu hoạt động hôm 19/3 với sự trợ giúp của 2 tổ chức hỗ trợ là Hội đồng hoạch định và chính sách châu Á Thái Bình Dương và Chính sách nâng đỡ người Trung Quốc. Nó mang tên: “Dừng sự ghét bỏ với Người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương (AAPI)”.

    “Ở mức độ chính trị, chúng tôi cần ghi lại điều gì đang xảy ra. Và việc theo dõi các xu hướng giúp chúng tôi có thể đưa ra sự can thiệp phù hợp ở mức độ cộng đồng hoặc mức độ chính sách”, ông Leung lý giải.

    Vấn nạn phân biệt chủng tộc

    Theo thống kê ban đầu, 90% người chia sẻ về trải nghiệm cho biết “chủng tộc” là lý do họ bị ghét bỏ, trong khi 2/3 các vụ tai nạn là nhục mạ bằng lời nói.

    Số lượng phụ nữ tham gia chia sẻ gấp 3 lần đàn ông. Theo ông Jeung, những người tham gia có gốc Á hoặc “bất cứ ai nhìn giống người Trung Quốc” đều trở thành đối tượng bị tấn công.

    Ông Jeung nói rằng ông cảm thấy “chán nản và rối bời” khi đọc những câu chuyện bị kỳ thị. Họ bị gọi bằng những biệt danh, bị ném chai lọ, bị tài xế taxi từ chối chở”.

    “Thật khó khăn khi đọc những câu chuyện về sự thù ghét và những định kiến đầy độc hại”, ông Jeung.

    Ông Jeung cho biết vợ ông - một người gốc Hàn cũng như con trai cũng là nạn nhân bị kỳ thị: “Vợ tôi bị ho vào ở công viên trong khi con trai tôi và tôi bị phớt lờ ở cửa hiệu bán đồ thể thao”.

    Kristine Villanueva, một người Mỹ gốc Philippines ở Washington, đã đối mặt với một trải nghiệm tồi tệ tháng trước. Khi đang trên đường về nhà, cô gái 26 tuổi bị chửi bới đằng sau lưng. Đó là một người đàn ông Mỹ gốc châu Phi, người gọi Villanueva là “thứ dơ bẩn mang virus cúm”.

    Ông Jeff Yang, một nhà báo Mỹ gốc Đài Loan, gần đây đã than phiền trên Twitter về việc bị kỳ thị chủng tộc.

    “Tôi đang chờ ở tiệm tạp hóa và một người phụ nữ da trắng lớn tuổi đeo khẩu trang hét lời thô tục vào mặt tôi, kéo khẩu trang rồi ho về hướng tôi. Tôi là người không phải da trắng duy nhất đang xếp hàng khi đó”, ông Yang nói.

    David Liu, chủ cửa hàng súng ở Los Angeles cho biết 60% các khách hàng của ông là người gốc Á, hầu hết là người lần đầu mua súng. Ngoài lý do trữ súng vì sợ bị tấn công, một số người còn lo “trở thành mục tiêu bị cướp”, vì một số tên tội phạm nghĩ là “người Trung Quốc thường giàu có và giữ tiền mặt”, theo ông Liu.

    Trước đây, phần lớn khách hàng của ông Liu là những người mới nhập cư từ Trung Quốc đại lục qua, tuy nhiên, gần đây ông có thêm khách là người Mỹ gốc Việt, gốc Nhật Bản và gốc Philippines.

    “Hôm qua, tôi có một khách gốc Singapore hỏi mua súng. Người Singapore thường không hay thích súng vì vậy tôi rất ngạc nhiên”, ông Liu cho biết.

     


    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Cultural Perspectives Vùng: Redfern. Phone: 0431 646 710
Xem thêm

Article sourced from DANTRI.

Original source can be found here: https://dantri.com.vn/the-gioi/bao-dong-nguoi-my-goc-a-bi-tan-cong-ky-thi-chung-toc-vi-covid-19-20200401171640330.htm


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ