6 loại rau cần được nấu chín trước khi ăn

02:00' 01-08-2024
Vì sao 6 loại rau này phải được nấu chín nếu không sẽ gây nhiễm độc? Đây là lý do.


    Thông tin về những lợi ích của rau đối với sức khỏe ngày càng được phổ biến, ngày càng có nhiều người chú ý đến việc ăn rau. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng Cai Wei'an, người Đài Loan, cho rằng không phải loại rau nào cũng có thể ăn sống. Việc dùng những loại rau củ này khi chưa nấu chín có thể gây khó chịu đường tiêu hóa, chóng mặt, nôn mửa và các triệu chứng khác, đồng thời cũng có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. 

    Yang Zhenchang, giám đốc Khoa Y học Nghề nghiệp và Độc Lâm sàng của Bệnh viện Rong Zong Đài Bắc, chia sẻ với trang tin Sanli, sự khó chịu mà cơ thể cảm nhận sau khi ăn rau củ sống là do các alkaloid từ thực vật gây ra - đây được coi là ngộ độc. Vì vậy, mọi người phải cẩn thận khi tiêu thụ. Đặc biệt, Cai Wei'an liệt kê 6 loại rau cần được nấu chín trước khi ăn:

    Đậu cove

    Đậu cove sống chứa agglutinin, có thể gây khó chịu đường tiêu hóa, tiêu chảy, sốt… nếu không được nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn.          

    img alt src/upload/3-2024/images/2024-07-25/khoai-1721908134-331-width750height422.jpg stylewidth: 750px; height: 422px; /br /
Củ khoai mì cần được nấu chín trước khi ăn. (Ảnh minh họa).

    Đậu cove luôn cần được nấu chín trước khi ăn. (Ảnh minh họa).

    Ngoài ra, đậu cove sống có thể chứa saponin và lectin, là những chất gây ngộ độc nhẹ với các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt. Saponin ở lớp vỏ ngoài đậu và chất hemagglutinin trong hạt đậu đều có thể gây kích thích mạnh mẽ cho đường ruột. 

    Bản thân chất saponin là protein độc, do đó, khi chế biến đậu cove, cần đun to lửa mới có thể phá hủy độc tố của nó, cho dù làm món ướp lạnh cũng phải đun sôi, chần đậu trong 10 phút.

    Lưu ý, không nên ăn đậu cove sống, cần nấu chín kỹ để tiêu hủy các chất độc hại này.           

    Cà tím

    Không nên ăn cà tím sống vì cà tím chứa một loại độc tố gọi là solanine. Độc tố này trong cà tím còn độc hơn trong khoai tây mọc mầm. Ăn quá nhiều có thể gây ngứa ở cổ họng, nôn nao, khó chịu, thậm chí buồn nôn, nôn mửa. Nếu được nấu chín, độc tố có thể bị tiêu diệt một phần lớn.

    Khi nấu cà tím nên thêm một chút dấm ăn để hỗ trợ giúp phá vỡ và phân giải solanine.

    Rau họ cải

    Súp lơ, bắp cải, cải chân vịt, cải xanh, cải bó xôi… là những loại rau khá bổ dưỡng. Tuy nhiên các loại rau thuộc họ cải có chứa một lượng nhỏ “goitrogen”, có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ iốt. Người bị suy giáp cần đặc biệt chú ý nấu chín trước khi ăn rau họ cải. 

    Ngoài ra, các loại rau họ cải khi ăn sống dễ gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy hoặc khó tiêu, làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày, dẫn đến tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Ví dụ, trong cải bó xôi chứa rất nhiều nitrat. Đây là một chất rất độc đối với cơ thể con người bởi chúng có thể tạo ra oxalate - một chất góp phần làm tăng sự hình thành sỏi thận bên trong cơ thể.  

    Các loại rau họ cải chứa nhiều chất xơ và sulforaphane, raffinose - một loại đường không bị tiêu hóa cho đến khi vi khuẩn trong ruột lên men có thể gây ra khó tiêu, đầy hơi và khó chịu đối với những người bị rối loạn tiêu hóa như bệnh dạ dày, đại tràng...

    Rau cải chứa goitrogens, là chất gây ức chế hoạt động của tuyến giáp và có thể gây ra suy giảm chức năng tuyến giáp đối với những người bị bệnh tuyến giáp hoặc đang sử dụng thuốc điều trị bệnh này.

    Một số loại củ

    Không nên ăn sống những loại củ như khoai tây, khoai mì… Trong khoai tây chứa lượng tinh bột lớn, nếu ăn sống sẽ rất khó hấp thụ gây đầy hơi khó tiêu, lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, đau đầu, buồn nôn… Ngoài ra, khoai tây sống chứa nhiều lượng solanin, gây ngộ độc. 

    Vì sao 6 loại rau này phải được nấu chín nếu không sẽ gây nhiễm độc? Đây là lý do - 2
     

    Củ khoai mì cần được nấu chín trước khi ăn. (Ảnh minh họa).

    Củ khoai mì (hay còn gọi là củ sắn) sống chứa glycoside cyanogen - chất giải phóng cyanide khi ăn có khả năng gây tử νong. Linamarin hoặc linamarinase, hai chất độc bên trong củ sắn, tạo ra axit hydrocyanic, có khả năng gây độc cho cơ thể ở mức độ cao.  

    Do đó nên rửa kỹ, gọt vỏ và nấu chín trước khi ăn.  

    Chế phẩm từ đậu nành 

    Ngày càng có nhiều người tự làm sữa đậu nành tại nhà để uống, nhưng cần biết rằng sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa saponin, có thể gây khó chịu, tiêu chảy và các triệu chứng khác. Vì vậy, quá trình nấu sữa đậu nành phải được đun nóng hoàn toàn để ít nhất có thể phá hủy được một phần saponin trong đó. 

    Các loại nấm

    Ngộ độc nấm được xếp vào những loại ngộ độc cực kì nguy hiểm, do chúng khó để có thể nhận biết và thường sẽ để lại những di chứng nặng nề như suy gan, thận, thậm chí có thể rơi vào tình trạng hôn mê sâu...

    Ăn nấm sống có thể gây ra nguy hiểm đối với sức khỏe do chúng chứa những loại độc tố có thể gây ngộ độc. Thậm chí, việc nấu chín nấm cũng có thể không đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các độc tố này. Để đảm bảo vệ sinh và an toàn, nên chế biến nấm chín 100%, đun sôi nấm trong 10-15 phút để loại bỏ hết những vi khuẩn gây bệnh.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Central Skylights Vùng: Dandenong. Phone: 9999 1526
Xem thêm

Cung cấp và lắp đặt giếng trời Velux skylights, rẻ và đẹp tại Melbourne


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/vi-sao-6-loai-rau-nay-phai-duoc-nau-chin-neu-khong-se-gay-nhiem-doc-day-la-ly-do-c131a603246.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ