3 lễ cúng trong tháng Chạp

18:00' 14-01-2021
Năm hết Tết đến, ai ai cũng bận rộn. Nhưng có bận gì thì cũng đừng quên 3 lễ cúng tháng Chạp kẻo gia đình mất tài tán lộc, gia đạo kém an yên.


    Tiết trời se lạnh dần báo hiệu một cái Tết nữa sắp tới. Tháng Chạp – tháng cuối cùng trong năm cũng chẳng còn bao lâu là đến, hãy nhớ kĩ để sắm lễ sửa soạn 3 lễ cúng trong tháng Chạp không thể bỏ qua này nhé.

    Lễ cúng Rằm tháng Chạp

    Lễ cúng tháng chạp vào dịp rằm là mâm cỗ Rằm cuối năm nên với nhiều gia đình, mâm cỗ cúng ngày này luôn được chuẩn bị vô cùng tươm tất, nhiều gia đình còn đặt hàng giò chả thật sớm hay đi chợ đặt hàng từ trước để mâm cỗ được đầy đặn, ngon mắt.

    Nếu như những ngày cúng rằm khác trong năm, người ta thường chỉ dâng hương hoa, trái cây lên bàn thờ cúng thì mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp là mâm cơm mặn, gồm nhiều món, trong đó có thêm bánh chưng.

    Một mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp đúng chuẩn thường sẽ có các món chính như bánh chưng, gà trống luộc, giò chả, măng miến, canh măng. Tùy theo thói quen và điều kiện của các gia đình mà sẽ có thêm các món ăn khác nữa. Ngày này, nhiều người còn chọn thật kĩ từng bông hoa cúc, hoa huệ hay trái phật thủ để dâng lên thờ cúng ông bà, tổ tiên.

    Lễ cúng ông Công ông Táo

    Có lẽ không người con đất Việt nào là không biết sự tích về ông Công ông Táo. Trong tháng cuối năm này, lễ cúng ông Công ông Táo cũng là 1 trong 3 lễ cúng lớn không thể thiếu được theo văn hóa Việt.

    Lễ cúng tiễn ông Táo chầu trời thường được tiến hành bắt đầu từ tối ngày 22 tháng Chạp âm lịch. Dân gian quan niệm rằng lễ cúng ông Táo phải được tươm tất xong xuôi trước khi ông Táo bay về trời báo cáo mọi việc lớn nhỏ của gia đình trong một năm qua với Ngọc Hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

    Tuy nhiên điều này cũng có thể du di theo vùng miền, theo thói quen sinh hoạt của từng nơi. Nhiều gia đình vẫn tổ chức làm cơm cúng ông Công ông Táo vào buổi chiều, nhưng thường sẽ cố gắng hoàn thành trước khi trời tối.

    Với lễ cúng này, nếu gia chủ có đặt ban thờ Táo quân gần bếp thì phải thắp hương cúng lễ ở ban thờ này. Nhưng thường các gia đình ít người có ban thờ riêng mà sẽ thắp hương chung ở ban thờ gia tiên.

    Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần quá cầu kì nhưng cần phải thể hiện được lòng thành của gia chủ. Tùy theo gia cảnh mà gia chủ sẽ chuẩn bị lễ mặn hoặc lễ chay dâng lên. Ngoài ra, theo tục xưa, nếu gia đình có trẻ con thì mâm cỗ cúng ông Táo sẽ có thêm gà trống choai, ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc hoàng để đứa trẻ lớn lên được mạnh mẽ, cứng cỏi, dũng cảm hiên ngang như chú gà.

    Đồ lễ đi kèm sẽ có 3 bộ mũ áo cho 2 Táo ông và 1 Táo bà. Ở miền Bắc, người ta cúng thêm 1 con cá chép để làm phương tiện cho các Táo về trời, cá chép ở đây mang ý nghĩa “cá chép hóa Rồng”. Tới miền Trung, người dân cúng 1 con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ. Riêng miền Nam thì có phần đơn giản hơn, chỉ cúng mũ áo và đôi hia là đủ.

    Bày biện đồ lễ tươm tất xong xuôi, gia chủ thắp hương khấn vái, chờ hương tàn thì thắp thêm một tuần hương nữa để lễ tạ, sau đó đem vàng mã đi hóa. Cá chép sẽ được mang ra sông hồ gần nhà để thả cho ông Táo về trời.

    Lễ cúng Tất niên

    Đây là lễ cúng kết thúc năm cũ, chuẩn bị đón chào năm mới. Với mỗi người con đất Việt, dù có đi đâu về đâu, có lẽ hiếm ai quên được hương vị ấm áp ngọt ngào khi quây quần bên cả gia đình trong mâm cơm Tất niên chiều 30 Tết.

    Đó là khoảng khắc vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa, là bữa cơm đoàn viên khi mà con cháu dù ở xa cũng trở về bên cha mẹ, anh em. Theo quan niệm dân gian, bữa cơm Tất niên nhà nào càng đông đủ nhiều thế hệ cùng tham dự thì gia đình đó “phúc lộc đề đa”, nhiều may mắn cát lành.

    Ngoài ra, không thể không nhắc tới ý nghĩa tâm linh của lễ cúng Tất niên bởi đó là nghi lễ tiễn năm cũ, đón năm mới của mọi gia đình. Ông Công ông Táo về trời hôm 23 tháng Chạp thì tới ngày tất niên này, gia chủ sẽ mời ông về tiếp tục cai quản việc bếp núc trong nhà.

    Lễ cúng Tất niên thường được tiến hành vào chiều 30 Tết. Trước đó, các công việc đã được chuẩn bị hòm hòm, mọi người cũng tắm gội sạch sẽ, xông người với nước lá mùi, lá bưởi để sạch hết những bụi bặm và điều không vui trong năm cũ, chờ đón một năm mới đầy may mắn, an lành.

    Sau khi dâng lễ, hóa vàng xong xuôi, cả gia đình sẽ ngồi quây quần bên mâm cỗ, nói chuyện vui cười về những điều đã qua và những gì sắp tới, tạo ra bầu không khí ấm áp mà con cháu trong nhà dù đi đâu cũng luôn nhớ trong lòng.

     


    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Katie Hall MP Parliament of Victoria Vùng: Footscray. Phone: 9689 4283
Xem thêm

Katie Hall - ứng cử viên đảng Lao động mới cho vùng Footscray


Article sourced from TUVINGAYNAY.

Original source can be found here: https://tuvingaynay.com/3-le-cung-trong-thang-chap-cuc-ky-quan-trong-khong-duoc-quen.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ