Ý nghĩa dấu ba chấm trên đầu các vị hoà thượng cổ đại
Trong thực tế, vào thời kỳ đầu nhà Nguyên (Trung Quốc), có một vị hòa thượng tên xưng là "Trí Đức", vua Nguyên là Hốt Tất Liệt đánh giá rất cao và tôn kính ông, vì vậy trong thời gian xuất gia, vị hòa thượng đã dùng hương nóng chấm lên đỉnh đầu, tạo nên các chấm trên đỉnh đầu, để thể hiện sự lòng thành tâm tín ngưỡng của ông với Phật giáo.
Cũng chính vì hành động này nên ông càng nhận được sự tán thưởng và công nhận của Hoàng đế. Cũng từ đó, phong tục này bắt đầu được lưu truyền về sau.
Trong không ít các bộ phim truyền hình cổ trang, nếu xuất hiện bối cảnh là trước thời nhà Nguyên nhưng các vị hòa thượng lại có chấm trên đỉnh đầu, điều ấy chứng tỏ ekip làm phim của bộ phim ấy không thực sự tâm huyết, cũng không tìm hiểu kỹ bối cảnh lịch sử.
Chấm hương trên đầu càng nhiều, chứng tỏ tu vi của vị hòa thượng ấy càng lâu
dài. Với các tiểu hòa thượng vừa mới xuống tóc đi tu, phải trải qua vài tháng học tập, sau đó phải thông qua các bài kiểm tra, thử thách, chỉ có những người đạt tiêu chuẩn, thì trên đầu mới được chấm lên chấm hương đầu tiên, chấm đầu tiên này được gọi là "thanh tâm", thể hiện rằng người này đã trở thành hòa thượng, cần phải vượt qua cửa ải "thanh tâm quả dục".
Tiếp sau đó, người đó cần phải tiếp tục vượt qua các bài kiểm tra khác, vết chấm hương thứ hai chính là "lạc phúc", mang ý nghĩa rằng người đó không thể tận hưởng phúc lành và lạc thú của nhân gian.
Trên thực tế, có rất nhiều bài kiểm tra, và cũng không phải tất cả đều vượt qua được hết, cho nên một khi không vượt qua được, số chấm hương trên đầu sẽ dừng lại ở số lượng chấm đã có.
Ý nghĩa dấu ba chấm trên đầu hòa thượng
Những đốm hương trên đầu Tăng, Ni biểu trưng cho lòng kính tin Tam Bảo; ba thệ nguyện là đoạn trừ tập nhiễm và ý nghĩ xấu, vun trồng thiện nghiệp, thủ đắc trí tuệ để giúp người khác thoát khổ và sự tu tập giới, định, tuệ.
Về việc đốt hương trên đầu Tăng, Ni có nhiều quan điểm cho rằng việc này không cần thiết và còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Năm 1983. Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc có văn thư bảo rằng đốt nhang trên đầu không có nguồn gốc trong Phật giáo và có hại cho sức khỏe, từ nay nên bỏ đi.
Lẽ dĩ nhiên, cạo tóc, cạo râu, đốt nhang trên đầu là tính chất hình thức không quan trọng bằng cái tâm của mình với Phật pháp, cái tâm đoạn trừ phiền não, ly tham, kính tín Tam bảo, kiên trì tu tập, tinh tấn trong giải thoát.
Article sourced from PHUNUTODAY.
Original source can be found here: https://phunutoday.vn/dau-ba-cham-tren-dau-cac-vi-hoa-thuong-co-dai-co-y-nghia-gi-d281643.html