Ý nghĩa của cây lựu trong phong thủy
Nhiều người thích trồng lựu vì cây cho quả ăn, có giá trị làm cảnh cao. Cụ thể, loại quả này chứa nhiều nước, nhiều vitamin và khoáng chất, rất tốt cho sức khỏe.
Không những vậy, trong phong thủy, lựu còn tượng trưng cho sự kiên cường và vững chãi, không đầu hàng trước khó khăn, thử thách. Những chùm hoa lựu đỏ có tác dụng xua đuổi tà ma, những điều xui xẻo ra khỏi nhà và mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình.
Vị trí thích hợp nhất để trồng lựu là phía trước nhà, bởi đây là vị trí hứng tài lộc. Nếu không có diện tích, bạn có thể trồng lựu trong chậu và đặt ở ban công, sân thượng.
Thời điểm thích hợp nhất để trồng lựu là vào mùa xuân và cuối mùa thu. Vì vậy nếu đang có ý định trồng lựu thì bạn có thể bắt đầu ngay từ bây giờ.
Có nhiều phương pháp nhân giống cây lựu như trồng bằng hạt, giâm cành, chiết cành. Trong đó, giâm cành được sử dụng phổ biến nhất, bởi phương pháp này khá đơn giản, tỷ lệ sống cao, thích hợp trồng lựu trên diện rộng để lấy quả.
Trồng bằng hạt chủ yếu thích hợp trồng lựu để làm cảnh. Bởi sau khi gieo hạt, phải mất thời gian rất dài cây mới kết quả.
1. Cách giâm cành lựu
- Thời điểm cắt cành giâm
Điều quan trọng nhất khi cắt cành lựu là thời điểm cắt. Giâm cành lựu tốt nhất nên thực hiện vào mùa xuân (tháng 3 đến tháng 4) và mùa thu (tháng 10 đến tháng 11).
Nếu giâm cành vào mùa thu, tuy chất dinh dưỡng dự trữ trên cành tương đối tốt nhưng cành giâm vẫn ra rễ chậm hơn. Hơn nữa nếu cắt cành quá muộn, hom sẽ bị sương giá, gây hại cho cây con.
- Cách lựa chọn cành giâm
Khi chọn cành giâm, bạn nên chọn những cành bánh tẻ khỏe mạnh, không sâu bệnh, đường kính cành khoảng 1cm. Cắt cành thành từng đoạn dài khoảng 15cm, đảm bảo trên hom có ít nhất 2 mắt.
Sau khi cắt cành, ngâm phần dưới của cành trong dung dịch kích rễ nửa phút để kích thích sự ra rễ của hom. Để hom tránh nấm bệnh, bạn cũng có thể ngâm hom trong dung dịch carbendazim để khử trùng.
Sau khi xử lý xong, cắm cành giâm vào đất, mỗi gốc nên cách nhau khoảng 20cm. Đặt chậu ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng chiếu vào. Thông thường khoảng 1 tháng hom sẽ ra rễ.
- Cách chăm sóc cành giâm
Bạn chỉ cần đảm bảo đất ẩm trước khi cành giâm bén rễ. Sau khi ra rễ, nên kiểm soát lượng nước tưới, đồng thời có thể phun thuốc trừ sâu kịp thời để phòng trừ sâu bệnh. Khi cây con đạt độ tuổi thích hợp, có thể đem trồng vào chậu và tiếp tục chăm sóc.
2. Cách chăm sóc cây lựu để nhanh cho ra quả
Nếu trồng trong chậu, tốt hơn hết chậu nên có lỗ thoát nước để cây không bị ngập úng, độ sâu của chậu tốt nhất phải từ 60cm trở lên để đủ chất dinh dưỡng cho cây.
Về đất trồng, nên chọn loại đất chứa nhiều phù sa, hoặc bạn trộn đất thịt với phân hữu cơ để giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể. Nếu trồng trong chậu, nên trộn thêm một lượng tro trấu phù hợp để tạo lớp nền tốt cho cây.
Về ánh sáng, nên đặt cây ở nơi có đủ ánh sáng, không quá gắt. Mỗi tháng bên bón phân hữu cơ cho cây lựu một lần, bón phân NPK hoặc phân vi lượng 1-2 lần/năm.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/cay-canh-vuon/trong-qua-do-mong-nay-chang-khac-gi-trong-nha-co-bua-ho-than-gia-dinh-binh-an-phuc-loc-doi-dao-c283a572785.html