Xu hướng trang điểm 'cô gái u buồn'
Chắc hẳn với thời đại 4.0 hiện đại và cởi mở như hiện nay thì trang điểm chẳng còn là từ khóa làm khó hội làm đẹp bởi lẽ đã có rất nhiều phương tiện để họ có thể học hỏi. Nói không ngoa thế hệ trẻ, nhất là Gen Z – thế hệ được cho là người “thống lĩnh” mới của thời đại, luôn đem theo sự bứt phá vào cuộc sống cùng sự sáng tạo bất tận và một tư duy vô cùng hiện đại. Vì thế chẳng còn gì quá ngạc nhiên khi những kiểu trang điểm mắt, đánh mắt thông thường không còn thu hút họ được nữa, thay vào đó là những layout makeup biến hóa hay hóa trang thành nhiều người nổi tiếng hoặc những đối tượng khác nhau.
Gần đây, trên nền tảng mạng xã hội dành cho các video ngắn nổi tiếng thế giới, xu hướng makeup như đang khóc (crying makeup) đang được nhiều chị em phụ nữ mê mẩn.
Trào lưu "trang điểm như khóc" theo phong cách đôi má ửng hồng, đôi mắt long lanh, ướt át và lớp nền phủ sương sương nhanh chóng trở nên phổ biến và được nhiều chị em yêu thích. Những video makeup hóa thân thành những "sadgirl" giờ đã tràn lan trên các trang mạng xã hội.
Những video makeup hóa thân thành những "sadgirl" giờ đã tràn lan trên các trang mạng xã hội. Nhiều người còn cố ý nhỏ thêm cả nước mắt nhân tạo để hóa thân thành cô gái đang khóc.
Nhiều tiktoker Âu - Mỹ còn "phác họa" cả hiệu ứng mascara trôi chảy để giả vờ như đang khóc.
Tuy nhiên, trước xu hướng này, nhiều trang báo toàn cầu cũng như các chuyên gia tâm lý đã đồng loạt lên án. Fredrika Thelandersson, tác giả cuốn sách 21st Century Media and Female Mental Health (Truyền thông thế kỷ 21 và sức khỏe tinh thần nữ giới), chỉ ra rằng: "Mất kết nối với xã hội là triệu chứng của PTSD (chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý). Bây giờ, nó được coi như một phương pháp làm đẹp".
Thelandersson cho biết nhiều người sử dụng mạng xã hội để bày tỏ suy nghĩ về tình trạng không ổn của bản thân và tìm đến sự hỗ trợ. Chia sẻ trên trang cá nhân giúp họ có những điều không nhận được từ hệ thống chăm sóc sức khỏe truyền thống. The Guardian đặt ra câu hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu quá nhiều người giả tạo nỗi buồn bằng lối trang điểm, những giọt nước mắt giả. Xu hướng trang điểm này ảnh hưởng đến những người đang thực sự cần giúp đỡ trên mạng xã hội.
Tờ báo Guardian cho rằng xu hướng trang điểm này ảnh hưởng đến những người đang thực sự cần giúp đỡ trên mạng xã hội.
Bác sĩ tâm lý Noor Mubarak cho rằng điều này đáng lo ngại vì sự kỳ thị của mọi người và nỗi sợ hãi khi không được tin tưởng trở thành rào cản, ngăn một số người tiếp cận sự hỗ trợ. "Chúng ta sử dụng tiếng khóc để kết nối với người khác. Nghiên cứu chỉ ra hành động khóc giúp người lớn tự xoa dịu bản thân trong bối cảnh xã hội, báo hiệu cho người khác rằng họ đang cần được hỗ trợ", Noor Mubarak nhấn mạnh. Nếu xu hướng này trở nên quá phổ biến, ai cũng xuất hiện với gương mặt buồn bã đầy nước mắt thì ai mới là người thật sự buồn?
Mặc dù vậy, bên cạnh những ý kiến chỉ trích xu hướng này, tờ Glamour chỉ ra rằng xu hướng này vẫn tồn tại một số điểm tốt. Việc trang điểm khi khóc làm dịu đi nỗi đau, biến cuộc chiến nội tâm thành một vẻ ngoài dễ thương.
Bên cạnh những ý kiến trái chiều, vẫn có ý kiến cho rằng việc trang điểm khi khóc làm dịu đi nỗi đau, biến cuộc chiến nội tâm thành một vẻ ngoài dễ thương.
Trước đây, cũng có một số trào lưu makeup cũng bị cộng đồng mạng "la ó".
Điển hình là xu hướng makeup "biển khơi" do một chuyên gia trang điểm người Nga khởi xướng. Dù makeuplook trông vô cùng long lanh với những hạt đá đính trên mặt nhưng có thể thấy cô còn táo bạo đính cả cá thật lên mặt. Nhiều người tỏ ra giận dữ và để lại bình luận chỉ trích nữ nghệ sĩ này. Mọi người đều không hài lòng với ý tưởng của Elya, bởi có những sinh vật đã bị giết để phục vụ cho ý tưởng thời trang, một hành động được cho là cực kỳ tồi tệ và tàn nhẫn.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/trang-diem/kieu-trang-diem-co-gai-u-buon-bi-len-an-khi-chan-thuong-tam-ly-lai-duoc-coi-la-kieu-lam-dep-c108a536922.html